Jump to content

Advertisements




âm dương sinh khắc khu biệt quyết


29 replies to this topic

#1 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 10:05

Mở topic bàn về sinh khắc của âm dương.

Xưa nay đa số những tay mơ lao vào hùng hục sinh với khắc rồi tự đưa nhau đến chỗ rối bời, tục gọi là mất căn bản.

Kì thực, sinh khắc tùy âm dương mà có khác biệt.

Dương khắc dương là Bái Công đấu Hạng Vũ, là phát xít đỏ đấu phát xít trắng, một mất một còn không quan nhượng.

Âm khắc Âm là chiến tranh kinh tế, có giao thương nhưng anh sống thì tôi chết. Mày cố gắng học cho bằng bạn bằng bè chứ không đội đít cả lớp tao nhục lắm, hồi xưa tao đi học còn xếp hạng trên một người tuy rằng anh ta ốm sáu tháng một học kì nhưng ai bảo ốm làm chi. Nhìn kìa, chúng bạn mày tốt nghiệp tiểu học giờ làm chủ tịch xã dồn vùng đổi thửa oai không, cái loại lớp 4 như mày chỉ có đi xem bói thôi con ạ. Âm khắc Âm gọi là cạnh tranh thì đúng hơn là khắc.

Dương khắc Âm là thầy dạy trò, cha dạy con, đòn roi, rồi thì một ngày ăn 20 tát cũng vì mong mày nên người sau này đóng góp nước nhà, tao nông dân chân đất Híp-hốp cách giáo dục chỉ có thế.

Âm khắc Dương là hình phạt dùng để răn đe. Vượt đèn đỏ, phạt. Quan hệ với cave không xin phép chính quyền, phạt. Sau khi phạt xong thì dương tiến bộ trưởng thành và không làm sai nữa.

Trong 64 quẻ dịch tinh thần âm dương sinh khắc khu biệt thể hiện rất rõ, men theo đó mà đọc Dịch có thể vô cữu vậy.

Còn trong tử vi, khi nói ngũ hành sinh khắc mà không bàn đến âm dương người ta gọi là ngũ tỏi hoặc ngũ giềng.

Trong tử vi:

Có lẽ Đào Hoa là dương, vẻ đẹp rực rỡ phô ra bên ngoài: anh đụng chạm em đi anh, em khuyến mại lần này; thôi, mày buồn cười hôm nay tao không mang đồ phòng hộ.

Còn Hồng Loan là vẻ đẹp lặn sâu bên trong, đến đây bí từ không sao diễn đạt được, nhờ anh Alex chỉ điểm một từ nói cho dễ hiểu ? Nó là duyên, nó là đằm thắm. Sợi dây tơ hồng không hoa nhưng mà siết thì thôi khỏi chạy. Dây tơ hồng như mụ vợ cả mông ngồi kín tờ báo Nhân Dân chì chiết: đố mày xa được bà đấy, sổ đỏ bà đứng tên, tài khoản bà giữ, mày thử theo con Thúy Kiều xem, không tiền như cái loại mày ba bữa nửa tháng nó không sút vỡ hàm mới lạ. Thế là Adam lại đành ở với bà cả.

Kình Dương hóa khí là hình, nhưng tính dương cương thường gây sát thương vật lý cho cơ thể.
Thiên Hình là hình phạt, nguyên tắc, có lẽ thuộc âm khi so với Kình Dương.

Dùng Thiên Hình khắc chế Đào Hoa chứ không dùng Kình Dương.

- Uây, Thiên Hình mày chế em Kiều cho anh với.
- OK, Kiều vào đây anh bảo. Mày đi khách là phải mang đeo và sử dụng đồ phòng hộ chu đáo nghe chưa. Khách xin thôi là mày phải để họ thôi, không tiếp tục phi thân lên người khách, hiểu chưa ?
- Ứ hự hự, anh nói bây giờ thì đến trưa em mới hiểu cơ, ứ hự hự...

- Kình Dương mày chế em Kiều cho anh.
- Anh chờ 5 phút.
(Huỵch, huỵch, huỵch, bốp chát tét, roẹt, soạt soạt)
- Xong anh ơi, chế xong rồi, nó nằm im không ý kiến gì.
...
- Bảo mày chế hóa nó, mày đánh nó bầm giập thế kia hỏng hết cả hàng thì còn dùng sao được. Trời, mày đánh cả vào ô Thiên Bàn hả, đánh vầy mất hết thông tin còn gì... Thôi, điều chuyển em Kiều sang khu nhà bếp. Tao về học lại ngũ hành.

#2 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 14:08

Đà La Địa Kiếp chiếu phương
Gặp Linh Tinh nạn bất tường chẳng sai

Có lẽ Đà La Địa Kiếp Linh Tinh cùng hệ sao âm nên cộng hưởng mạnh chăng ?

Thiên Đồng ngộ Kiếp Không bất cát
Cự Môn phùng Đà Kị tối hung

Không Kiếp đắc tứ mã địa
Đồng Cự hãm tứ mộ

Không Kiếp thích động, phải động nên hợp đất tứ mã mà đắc chăng ?
Đồng Cự thích động thích đối kháng, không chịu nhu thuận mà hãm ở tứ mộ chăng ?

Không Kiếp gặp nhau tỵ hơi, xung đối dần thân, phát trước bại sẽ đến về sau, Không Kiếp mang tính âm chăng ? Cho nên Không Kiếp hợp chất âm phá của Phá Quân chăng ?

Thiên Đồng dương thủy động tính không hợp Không Kiếp tính âm chăng ?

Vũ Khúc âm kim, Thất Sát dương kim nên Vũ đắc mão dậu mà Sát đành hãm chăng ?

Trước đây có mấy tay cảm tử quân bàn đắc hãm của 14 chính tinh mà không đả động gì đến âm dương.

Ôi về đâu hỡi những Thần Khê ?

Chàng nói gà nàng bèn bảo quạ
Chuyện tơ duyên anh ả đôi nơi

Chàng nói gà mà nàng cục ta cục tác có phải cưới rồi không ?

#3 can.spacy.77

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 48 Bài viết:
  • 93 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 14:24

Câu đầu có lẽ Linh Tinh gặp Đà la đắc địa là cách tốt, gia thêm địa không nữa mới thành bại cách, thế mà 3 sao này hãm địa thì thôi rồi lượm ơi !!!

Linh Tinh Âm hỏa tính chất hỏa không khắc nghiệt tượng như Đinh hỏa là lửa đèn, đuốc, cây nến. Đà la Kim tượng như Tân kim. Kim mềm dẻo.

Âm Hỏa gặp Âm Kim khó mà thành thép tốt được, nên cứ phải rèn luyện dài lâu, ví như thép luyện lâu ngày dưới ngọn lửa cũng thành vũ khí nhưng là cuốc xẻng, không phải kiếm nên Linh Đà gian nan vất vả quá chừng. Ngấm ngầm đủ gian truân mới thành công.

Nếu mà Linh Đà hãm thì ôi thôi, quặng sắt thô mà đi với lửa ngọn nến thì sao thành vũ khí được, không những thế còn bị rỉ sét. Thế nên Linh Đà ở nơi hãm địa tai nạn, đạn bay vèo vèo, thêm con Địa Không sơ cuồng nữa thì còn gì là người trước mũi tên hòn đạn.

Thanked by 3 Members:

#4 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 15:23

Nói chung khi kiến thức vượt tầm người học, người học sẽ chán nản thậm chí coi thường.

Còn khi kiến thức dưới tầm người học, người học sẽ im lặng không muốn tham gia.

Ai vừa tầm thì topic này rất bổ ích, cố gắng mà học sau này phục hưng giang sơn.

#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 16:00

Trích ví dụ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 09/11/2012 - 14:08, said:

Đà La Địa Kiếp chiếu phương
Gặp Linh Tinh nạn bất tường chẳng sai

Có lẽ Đà La Địa Kiếp Linh Tinh cùng hệ sao âm nên cộng hưởng mạnh chăng ?

Tưởng Kiếp dương Không âm ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 09/11/2012 - 14:08, said:

Không Kiếp thích động, phải động nên hợp đất tứ mã mà đắc chăng ?

Kình Đà Hỏa Linh, đặc biệt Kình, Hỏa cũng thích động sao không đắc tại đất tứ mã ?

Sát Phá Tham cũng là bộ chủ hành động, sao không đắc tại tứ mã ? Vũ Phá, Liêm Tham, Phá Quân ... tại sao hãm tại tứ mã ?

Thanked by 2 Members:

#6 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 16:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 09/11/2012 - 16:00, said:

Trích ví dụ:



Tưởng Kiếp dương Không âm ?

Không dương, Kiếp âm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 09/11/2012 - 16:00, said:


Kình Đà Hỏa Linh, đặc biệt Kình, Hỏa cũng thích động sao không đắc tại đất tứ mã ?

Sát Phá Tham cũng là bộ chủ hành động, sao không đắc tại tứ mã ? Vũ Phá, Liêm Tham, Phá Quân ... tại sao hãm tại tứ mã ?

Vì Hỏa Linh không thích động, và Sát Phá Tham cũng không chủ hành động.

Hơn nữa, động cũng phân ra âm động dương động.

Chịu khó suy nghĩ chút chứ hỏi hời hợt quá.

#7 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 18:51

Sát Phá Tham không chủ hành động thì không bàn được tiếp rồi. Kiến thức mới nhưng cũng phải có những thống nhất cơ bản chung thì mới bàn và xác minh được.

Tử Vi vốn dĩ là tinh đẩu và cái hay của nó là đã hóa thành hệ thống các tinh đẩu, nay đưa hết về Âm Dương Ngũ Hành thì bằng nhập sang môn Tử Bình cho xong.

Thanked by 4 Members:

#8 kiepsat

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 589 Bài viết:
  • 1586 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 19:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 09/11/2012 - 18:51, said:

Sát Phá Tham không chủ hành động thì không bàn được tiếp rồi. Kiến thức mới nhưng cũng phải có những thống nhất cơ bản chung thì mới bàn và xác minh được.

Tử Vi vốn dĩ là tinh đẩu và cái hay của nó là đã hóa thành hệ thống các tinh đẩu, nay đưa hết về Âm Dương Ngũ Hành thì bằng nhập sang môn Tử Bình cho xong.

em nghĩ là có sự khác nhau về kiến thức nền tảng và cách nhìn nhận tiếp cận nó mà thôi. nhưng tất cả con đường đều dẫn đến la mã thôi.

Sửa bởi kiepsat: 09/11/2012 - 19:09


#9 can.spacy.77

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 48 Bài viết:
  • 93 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 19:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 09/11/2012 - 18:51, said:

Sát Phá Tham không chủ hành động thì không bàn được tiếp rồi. Kiến thức mới nhưng cũng phải có những thống nhất cơ bản chung thì mới bàn và xác minh được.

Tử Vi vốn dĩ là tinh đẩu và cái hay của nó là đã hóa thành hệ thống các tinh đẩu, nay đưa hết về Âm Dương Ngũ Hành thì bằng nhập sang môn Tử Bình cho xong.

Rất nhiều người đã dùng các môn dự đoán để quy sang tử vi. Nhất là tử Bình. Tôi nghiên cứu tử bình nên vấn đề luận Tử vi sang Tử bình có chút ảnh hưởng và nhận thấy nhiều người đã sử dụng công cụ Tử bình để tạo nên các khác biệt trong luận đoán. Tuy nhiên tôi không khen ngợi đường lối như vậy. Ví dụ như sử dụng Can tàng một cách thái quá trong Địa Chi các cung, sử dụng biến hóa âm dương ngũ hành để luận tính tính chất các sao. Sử dụng các thần sát trong tử bình để quy sang tử vi. Thực tế các thần sát này có ở những bộ môn khác nữa. Tử vi có đặc sắc riêng.

Thú thực thì tử vi cũng từ Dịch, lịch số, thiên văn, địa lý, phong thủy mà ra. Luận đoán Âm Dương Ngũ Hành cũng không có gì là sai nhưng lợi dụng một cách thái quá giống tử bình thì e là có khiếm khuyết và dễ đi vào sai lầm đáng tiếc.

Như nguyên lý hình thành tinh đẩu đúng là từ nguyên lý Âm Dương, nhưng về cơ bản nó khác với Tử Bình. Tử vi dựa trên lý cân bằng Âm Dương, và sử dụng Bát Quái để xác định ngũ hành của sao. Và cũng sử dụng phối hợp biến hóa của Dịch để định vị Đắc hãm cho tinh đẩu. Nếu muốn luận đoán chính xác thì nên sử dụng cái gốc ngũ hành của sao đó là Bát Quái dựa trên sự biến hóa của Dịch. Còn chỉ luận đoán tính chất đơn thuần dựa trên sự sinh khắc, chế hóa của Âm Dương Ngũ Hành thì sẽ có sai lầm lớn.

Tuy vậy nếu biết vận dụng các bộ môn phối hợp tử vi trong một giới hạn cho phép thì sẽ có nhiều cái hay trong đó.

Sửa bởi can.spacy.77: 09/11/2012 - 19:12


#10 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 19:25

Trích dẫn

Ví dụ như sử dụng Can tàng một cách thái quá trong Địa Chi các cung, sử dụng biến hóa âm dương ngũ hành để luận tính tính chất các sao
Nói can tàng thì có vẻ cao siêu, nhưng trong tử vi người ta vẫn dùng hằng ngày, có điều ở dưới dạng ẩn chứ có phải cái gì xa lạ?

Sửa bởi NhuThangThai: 09/11/2012 - 19:26


Thanked by 1 Member:

#11 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 20:09

Details make all the difference in this business.

Muốn học tử vi thì phải chi tiết và kiên nhẫn. Không có hai khiếu trên thì nên chuyển môn khác.

#12 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 20:13

Tôi bổ sung, mà theo tôi cái này mới là quan trọng nhất:

Thời kỳ loạn thuyết (chưa được kiểm chứng) thì: Practice makes perfect !

Thanked by 2 Members:

#13 can.spacy.77

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 48 Bài viết:
  • 93 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 20:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 09/11/2012 - 19:25, said:

Nói can tàng thì có vẻ cao siêu, nhưng trong tử vi người ta vẫn dùng hằng ngày, có điều ở dưới dạng ẩn chứ có phải cái gì xa lạ?

Có gì mà cao siêu. Trong tử bình dùng Can tàng để phân biệt với Can lộ. ví dụ tân mùi thì mùi tàng ất. gọi là can tàng, Tân gọi là Can lộ, có thế.

Nếu Tử Vi mà dùng Can tàng thoải mái thì tôi có thể dùng Tử Bình để tạo ra một loạt các chiêu Tử Vi. Điều đó là không khó. Nhưng đó là một vấn đề, vấn đề là nó có đúng hay không? đã được kiểm nghiệm chưa thì lại là vấn đề khác. Kiếm phổ thì nhiều nhưng phải biết chổ nào là kiếm quyết cần luyện.

Tôi thấy mấy vị cao thủ hay dùng Can tàng trong địa chi để luận và lấy trong các sách Tử Vi. Tôi mà bê nguyên cả Tử Bình bao gồm phối hợp Hỷ Kỵ Thiên Can, Địa Chi, rồi tiết khí, dùng ngày giờ ...Thì có mà chóng mặt các chiêu. Các chiêu mới có phương pháp luận hẳn hoi. Có điều chiêu vẫn là chiêu, và chiêu đó chỉ là man thư. Không phải là một sự sáng tạo. Tôi chỉ dùng để nghiên cứu thôi. Không dùng trực tiếp dễ gây phản với sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư.

Sửa bởi can.spacy.77: 09/11/2012 - 20:17


#14 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 11/11/2012 - 01:00

Trong các sao được tính vị trí đắc hãm, trên 90% là các sao có thuộc tính âm dương. Các sao khác có thể có tính âm dương nhưng các sách không ghi rõ và cũng ít nhấn mạnh tới. Có thể hiểu là không cần chú ý chăng ?

Để cho đơn giản trong diễn đạt, có thể phân loại miếu vượng đắc hãm thành hai loại đắc và hãm.

Đắc địa có thể hiểu nôm na là môi trường là vị trí mà tại đó ngôi sao "có đất dụng võ". Kinh văn viết: nước chảy chỗ trũng, lửa bén chỗ khô, mây bay theo rồng, gió bay theo cọp. Cá sấu phải có đầm lầy, đại bàng cần núi cao, hổ báo cần rừng rậm, cá trê cần bùn đáy, giun dế không thể phơi nắng, cây cỏ chẳng thể thiếu ánh mặt trời.

Hãm địa có thể hiểu là vị trí mà ngôi sao không thể thi triển khả năng, có tài cũng bỏ xó, có đức cũng cáo quan về quê.

Tử vi không đơn thuần là bài toán một biến số, mà cần tổng hợp nhiều biến số, trong đó phân ra các biến số quan trọng và các biến số ít quan trọng hơn.

Đắc hãm có thể coi một cách tương đối là tổng hợp của ba biến số: âm dương, ngũ hành và tính chất. Không biết có thuật sư nào tài tình đối chiếu nó với mô hình thiên địa nhân hay không. Nhưng cố ép là thiên địa nhân mà khó diễn đạt chi bằng vứt bỏ ảo ảnh ngôn từ mà cứ giữ nguyên tên của ba biến số là: âm dương ngũ hành và tính chất.

Thử bỏ một trong ba biến số ví dụ tính chất của tinh đẩu.

Tham Lang thuộc âm thủy đới mộc hợp Hỏa Linh thuộc âm hỏa. Ở đây có âm tác âm hiệu quả và đúng vị.

Thiên Cơ thuộc âm mộc, sách nói không thích Hỏa Linh. Hai trường hợp âm dương ngũ hành không có khác biệt. Nhưng xét về tính chất thì Tham Lang thuộc hung tinh tất nhiên phải hợp Hỏa Linh sát tinh hơn khi Thiên Cơ là thiện tinh phối với sát tinh.

Phá Quân thuộc âm thủy hợp Không Kiếp thuộc hỏa (sách không nói Không Kiếp thuộc âm hay dương).

Thái Âm thuộc âm thủy không hợp Không Kiếp.

Theo tính chất tinh đẩu thì Phá Quân là hung tinh hao tinh hợp Không Kiếp là sát tinh hơn Thái Âm là phú tinh phối với Không Kiếp là sát tinh bạo phát bạo phá.

Nhưng âm thủy còn có Cự Môn, Cự Môn là ám tinh thiếu chất hung hoặc quyền hoặc dũng, nên khó dụng chất bạo phát bạo phá của Không Kiếp.

Tử Vi dương thổ đế tinh chẳng ngại Không Kiếp hỏa vì hỏa sinh thổ nhưng tính chất đế chẳng thể hợp với tính chất hung đồ ác sát.

Hay như Liêm Trinh âm hỏa chủ quan lộc và hình ngục, Liêm âm hỏa gặp Tướng thuộc dương thủy được dương chế âm hóa, Tướng lại là ấn tinh chủ quyền tước tăng cường tính chất quan lộc của Liêm Trinh chẳng thể không miếu vượng.

Liêm đi kèm Phá âm thủy, phá hoại lẫn nhau vì thủy khắc hỏa trực tiếp vì âm khắc âm. Tính chất quan lộc liêm khiết bị tên hung đồ hao tinh khắc chế chẳng thể là tốt nên không thể không hãm địa.

Liêm đi kèm Tham âm mộc, mộc sinh hỏa hoặc thủy khắc hỏa nhưng tóm lại Tham nằm thế chủ động. Tham là hung tinh và dâm tinh chẳng thể dung nạp tính liêm khiết hay quan lộc của Liêm, tính dục được nâng lên vài tầng độ số, không hãm mới lạ.

Liêm đi kèm Phủ đế tinh âm thổ, âm hỏa sinh cho âm thổ chính vị. Tính chất liêm khiết quan lộc hợp với tính đế của Phủ chẳng thể không miếu vượng.

Tuy Phá đóng tý ngọ mão dậu tứ bại địa không khác, nhưng khi đơn thủ tý ngọ và đi cùng Liêm Trinh tại mão dậu tất phải khác, tý ngọ không có Liêm thì miếu, thêm Liêm vào thành dở chứng.

Trong tam hợp Sát Phá Tham: Sát được coi là quyền tinh dũng tinh và là sao dương duy nhất, còn Phá và Tham đều là hung tinh và là sao âm. Khi phối với Tử Vi thì Tử Sát được đánh giá cao nhất còn Tử Phá cầm chừng, và Tử Tham bại hoại.

Về âm dương thì Tử Vi tất hợp Thất Sát vì cùng là sao dương.

Về ngũ hành thì Tử Vi thổ sinh Thất Sát kim.

Tử Vi dương thổ chế (giáo dục kiềm chế) Phá Quân âm thủy.

Tử Vi dương thổ bị Tham Lang âm mộc khắc phá.

Về tính lý,

Tử Sát: một đế một quyền

Tử Phá: một đế một hung

Tử Tham: một đế một dâm (dâm nhưng nếu ngũ hành sinh trợ, âm dương hài hòa thì chưa chắc đã gọi là Đào Hoa phạm Chủ, thực tế thì không thể; vừa ngũ hành khắc phá vừa trái lệch âm dương)

Ba yếu tố đều phù hợp với kết quả kinh điển.

Nếu bỏ ngũ hành xét tính lý thì không thể biết chế hóa có xảy ra hay không, còn nếu bỏ âm dương thì không biết chế hóa có hiệu quả hay không, cùng là mộc khắc thổ nhưng dương khắc dương khác mà âm khắc âm khác, cho đến một âm một dương khắc nhau càng khác biệt như nêu trên.

So sánh hai nhóm sao âm và sao dương trong 14 chính tinh:

Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Lương, Phá Quân, Thiên Cơ, Vũ Khúc, Liêm Trinh

Tử Vi, Thái Dương, Thiên Đồng, Thiên Tướng, Thất Sát, (có ý kiến cho rằng Thiên Phủ là dương thổ).

Tử Phủ Nhật Nguyệt không tác họa.

thì các sao dương ít và không gây họa thậm chí còn là cứu cánh, trong khi các sao âm có cách cục gây họa rất kinh điển như Cự thì ám, Cự Kỵ Riêu thì chết đuối. Tham thì dâm Tham Kỵ Riêu cũng chết đuối. Liêm thì tù ngục. Cự Hỏa Kình, rồi Linh Xương Đà Vũ, rồi Thiên Lương đóng đâu họa trước giải sau.

Xét Thiên Tướng với Không Kiếp. Không rõ Không Kiếp dương hay âm nhưng Tướng dương thủy như Thiên Đồng, xét về âm dương nếu coi KK là dương thì Thiên Tướng khắc chế trực tiếp nên không hợp. Nhưng Đồng là phúc tinh chẳng thể khắc chế bọn hung đồ triệt để. Trong khi Tướng là quyền tinh dũng tinh khắc chế côn đồ nghe có vẻ hợp hơn.

Cho nên sách nói Tướng không ngại KK nhưng cũng chẳng dụng được KK như Phá Quân vừa hợp âm dương vừa hợp ngũ hành vừa thuận tính lý.

Khi xét đoán, có lẽ cần xét tất cả các mặt: âm dương, ngũ hành, tứ mộ tứ mã tứ bại, tính lý, nam bắc đẩu.
Xét ngũ hành để biết chủ khách,
Xét âm dương để biết hiệu quả của ngũ hành định hướng của ngũ hành: khắc chế hay khắc giáo hóa, sinh trợ hay sinh mà vô vị. Xét tính lý để biết đế tinh chẳng thể đi với côn đồ mà miếu vượng. Hung tinh cùng sát tinh mới mong đắc cách.
Xét tính lý mà bỏ qua ngũ hành chẳng thể biết tính lý có chữa đúng bệnh hay không. Cùng là quyền tinh dũng tinh nhưng Thất Sát kim chẳng thể khắc chế Không Kiếp hỏa, phải nhờ Thiên Tướng. Thiên Tướng thủy khắc Không Kiếp hỏa nhưng Thiên Tướng là âm thủy thì chẳng thế khắc chế triệt để. Phá Quân mà dương thủy thì chưa hợp tác đã tắt Không Kiếp chẳng thể tiết độ vừa phải mà nên chuyện như Phá Quân âm thủy.

Thất Sát dương kim có thể dẫn dắt sử dụng Kình Đà âm kim nhưng không thể khắc chế, sách nói: vẫn lo ngại nhưng hung hiểm khi Sát ngộ Kình Dương vì thế kim quá mạnh.

Cách cục Thất Sát Kình Đà không đắc cách rõ ràng được cách sách cổ vũ rầm rộ như Tham Hỏa Linh và Phá Không Kiếp.

Theo cách xét trên, có thể tìm rộng ra Âm Dương có hợp hay sợ Không Kiếp không, có hay không thì vì sao và tới cấp độ nào.

Ngoài ra Tham Kỵ Riêu, Cự Đà Kỵ vì sao xấu. Tử Vi Tả Hữu vì sao tốt. Liêm Sát vì sao đắc mà Vũ Sát thì Sát lại hãm. v.v...

Siêu cấp nhưng hơi lộn xộn, bạn quan tâm hãy tự xếp ý.

Sửa bởi AlexPhong: 11/11/2012 - 01:07


#15 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 11/11/2012 - 04:28

Trích dẫn

Trong các sao được tính vị trí đắc hãm, trên 90% là các sao có thuộc tính âm dương. Các sao khác có thể có tính âm dương nhưng các sách không ghi rõ và cũng ít nhấn mạnh tới. Có thể hiểu là không cần chú ý chăng ?
...

Đắc hãm có thể coi một cách tương đối là tổng hợp của ba biến số: âm dương, ngũ hành và tính chất. Không biết có thuật sư nào tài tình đối chiếu nó với mô hình thiên địa nhân hay không. Nhưng cố ép là thiên địa nhân mà khó diễn đạt chi bằng vứt bỏ ảo ảnh ngôn từ mà cứ giữ nguyên tên của ba biến số là: âm dương ngũ hành và tính chất.

Thử bỏ một trong ba biến số ví dụ tính chất của tinh đẩu.

...

Phá Quân thuộc âm thủy hợp Không Kiếp thuộc hỏa (sách không nói Không Kiếp thuộc âm hay dương).

Thái Âm thuộc âm thủy không hợp Không Kiếp.

Theo tính chất tinh đẩu thì Phá Quân là hung tinh hao tinh hợp Không Kiếp là sát tinh hơn Thái Âm là phú tinh phối với Không Kiếp là sát tinh bạo phát bạo phá.

Nhưng âm thủy còn có Cự Môn, Cự Môn là ám tinh thiếu chất hung hoặc quyền hoặc dũng, nên khó dụng chất bạo phát bạo phá của Không Kiếp.

Về đắc hãm, đã nói đến vị trí, lẽ nào lại không xét đến âm dương và ngũ hành của địa bàn? Chỉ xét âm dương, ngũ hành, tính chất của tinh đẩu thì alexphong lý giải như thế nào về trường hợp Âm Thủy Dương Thủy của Cự Đồng cư Sửu? rồi Dương Hỏa Âm Thủy của Nhật Nguyệt sửu mùi? rồi Xương Khúc, Tả Hữu?... nói chung cứ trên trục Sửu Mùi thì cặp nào đồng độ dù đắc hay hãm vẫn có đặc điểm ngịch nhau về tính lý âm dương.

Về Không Kiếp, lẽ nào chỉ không có thuộc tính âm dương? Vì sao ở cung Hợi cực âm của Bát Thuần Khôn thì Không Kiếp vẫn đắc địa, ở cung Tị cực dương của Bát Thuần Càn mà Không Kiếp lại vẫn cứ đắc địa?

Thái Âm, Cự Môn, Phá Quân thuộc thủy chỉ có Phá - âm Thủy có tính hung và dũng thì hợp Không Kiếp.
Vậy Thiên Đồng - dương Thủy, chủ phúc và thọ cũng giải được Không Kiếp, lại còn dung hợp được tính bạo, động của Không Kiếp nhờ đó mà kích thích sức sáng tạo của Thiên Đồng, loại bỏ tính ỳ là ham muốn hưởng thụ của Thiên Đồng???

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |