Jump to content

Advertisements




ÐỨC THÁNH TRẦN


1 reply to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 11/10/2012 - 01:36

Lúc nhỏ tôi chỉ thường được nghe nói đến Ðức Thánh Trần, chứ tuyệt nhiên trong gia đình, cha mẹ tôi không bao giờ dùng danh xưng Trần Hưng Ðạo. Bởi vì đó là một phong tục người xưa rất kiêng; cho là vô lễ đối với những bậc tiền bối khả kính.

Dạo ấy cha tôi đổi lên miền Thượng du, làm Tỉnh Trưởng tỉnh Kontum. Cả tỉnh có mười làng, mà hết tám làng theo Thiên Chúa giáo. Còn lại hai làng Phật giáo, nhưng chưa có nơi thờ tự. Việc đầu tiên cha tôi làm, là đôn đốc xây dựng một ngôi Chùa. Ðiều đặc biệt là hồi ấy, cách đây năm mươi năm, chưa ai ấn định sự thống nhất trang trí và thờ phụng tại các Chùa, cho nên mạnh ai có gì thì mang ra trưng bày và việc thờ tự cúng kính thật là đa dạng.

Trong ngôi Chùa nhỏ ấy, được sắc tứ của Hoàng triều ban tên là Bác Ái tự. Trong Chùa thờ phượng ngoài các pho tượng Phật và các Long thần Hộ Pháp, Tiêu diện, lại có cả Ðức Quan Thánh, Thánh Mẫu Thượng ngàn Thiên Y A Na, và Ðức Thánh Trần nữa.

Tôi nhớ dạo ấy, người ta đi Chùa không những để lễ Phật, mà phần đông còn để xin xăm Ông (tức là Ðức Quan Thánh) và xin trừ tà (chữa bệnh điên), tại bàn thờ Ðức Thánh Trần nữa.

Bây giờ với sự thống nhất của Giáo Hội Phật giáo, các Chùa Việt Nam chỉ thờ Phật, hay nói cho đúng hơn, là thờ các đức Phật của tất cả các thời gian.

Các vị Thánh được thờ trong các Ðiện, hoặc Ðền. Tại các nơi thờ Thánh, nhất là Thánh Mẫu Thiên Y, hay Thánh Trần; các Bà và các Cô thường hay lên đồng, có cung văn phụ họa nhạc đệm, nghe rất hấp dẫn, vui tai. Nếu tại Mỹ mà có nhiều Ðền, Ðiện chầu văn và hầu đồng, thì chắc dễ phát triễn hơn các Chùa thờ Phật.

Việc tách riêng Phật và Thánh như vậy thật đúng. Bởi vì Phật thì từ bi, hỷ xả, mục đích dìu dắt chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi, đau khổ, nhưng ai muốn theo thì theo, không bắt buộc. Phật Tử đến Chùa để tu tâm, tịnh độ, sám hối tội lỗi, chứ không phải để van xin, cầu nguyện dành sự tốt đẹp về cho bản thân mình và gia đình mình.

Thánh khác Phật ở chỗ Thánh là những bậc vĩ nhân, cũng có độ lượng, bác ái, nhưng không phải là kẻ xuất gia giữ giới. Những vị Tướng lỗi lạc hiễn hách chắc chắn phải tàn sát rất nhiều ngoài trận mạc, nếu không thì làm sao có câu "Nhất tướng công thành vạn cốt khô".

Như vậy thì những vị Tướng hiễn Thánh như Quan Công hay Trần Hưng Ðạo đều đã phạm giới sát sanh, một trọng giới mà mọi Phật tử tại gia hay xuất gia phải giữ. Mặc dầu sau khi hiển Thánh và được người đời tôn thờ, các vị Thánh cũng không thể thuộc vào hàng Bồ Tát và cũng không bao giờ thành Phật được.

Thánh không dữ như người đời thường rủa nhau Trời đánh Thánh vật. Thật ra Thánh có phạt, hay là la rầy, nếu chúng ta vô lễ, hay là thất lời hứa.

Ðối với Phật, hay Chúa, bổn đạo thất lời hứa là thường, không bao giờ có sự Phật phạt, hay Chúa phạt. Biết bao nhiêu người vượt biên, trong khi khốn khổ thì kêu cứu van xin và hứa nguyện với Chúa, Phật đủ điều, nhưng khi đến đất liền, nhất là đến đất hứa rồi thì mãi lo tìm job thơm, lo oen-phe, không còn nghĩ gì đến Chúa, đến Phật nữa. Thì giờ nhàn rỗi cuối tuần còn dành để ăn-doi (enjoy) và rì-lắc(relax) tại vũ trường hay phòng trà ca nhạc.

Nhưng nếu đã hứa với Thánh thì phải cẩn thận. Thánh có nhiều cấp dưới Thánh, có Thần. Người đời thường nói chung Thần Thánh cho nên hay hiểu lầm và đổ lỗi oan. Theo tôi nghĩ thì các bậc Thánh như Trần Hưng Ðạo, Quan Công, Quang Trung... không hay bắt bẻ, chấp nê, nếu chúng ta có phạm lỗi lầm sơ suất nhỏ nhặt. Nhưng đối với các vị Thần ở cấp nhỏ thì nên cẩn thận hơn.

Thần cấp nhỏ thường trú nhậm tại các miều, đình. Tục ngữ ta có câu: Chớ thấy miễu rách mà khinh, Miễu rách mặc miễu, thần linh hãy còn.

Ông Cụ tôi kể chuyện lúc còn hàn vi, ông đang làm thông phán tại toà Khâm sứ Huế. Một hôm cỡi ngựa về thăm làng quê, đi ngang qua đồng Hương Thủy, gần trưa nắng gắt, thấy bên đường có một cây cổ thụ bóng mát, ông ghé vào cho cả người lẫn ngựa nghỉ ngơi.

Thấy cái miễu nhỏ đổ nát, ông thầm khấn nguyện:

- Thần linh thiêng xin hãy phù hộ cho tôi ăn nên làm ra, công thành danh toại, thì tôi sẽ không quên ơn...

Hai mươi năm sau, lúc ông đổi đi làm Tỉnh Trưởng, nghĩa là cải ngạch thư ký ngành Bão Hộ để qua Nam Triều làm việc với nhà Nguyễn, thì một đêm ông nằm chiêm bao thấy một vị Thần đến nhắc nhở:

- Lúc xưa hàn vi ông có khấn nguyện những gì...sao nay ông quên lời...

Ông Cụ tôi toát mồ hôi, vì ông còn nhớ rõ lắm, nhưng không ngờ Thần rất coi trọng lời thệ nguyện. Thế là ông giao công tác cho bà Cụ, Bà phải sắm lễ vật lên đường tìm về vùng cũ để tạ ơn và cáo lỗi.

Bà Cụ tôi về đến nơi nhưng không làm sao tìm ra được đúng chốn cũ; vì cảnh vật đổi dời sau bao nhiêu năm xa cách. Bà đã dừng bên đường, bày lễ vật ra cúng tế và khấn nguyện rất chân thành, trang trọng. Từ đấy câu chuyện xem như chấm dứt vì lương tâm ông Cụ tôi không còn bị cắn rứt nữa.

Thần cấp nhỏ hay nhận lời giúp đỡ, và một khi khấn nguyện thì bạn phải giữ đúng lời hứa. Nhưng dù sao khi bạn "chơi chữ" trong giao kèo để nắm phần lợi về mình, Thần cũng chỉ đành chịu cười thua.

Chuyện kể rằng:

Có chàng lái buôn, vì công việc phải cỡi ngựa đi băng qua rừng và bị lạc đường trong khi trời giông tố bão bùng, mưa to gió lớn. Anh lái buôn mới khấn với Thần linh giữa rừng rằng:

- Xin Chư vị Thần linh cứu tôi ra khỏi rừng già. Sau khi tai qua nạn khỏi, về được đến nhà yên ổn, tôi sẽ bán con ngựa nầy để cúng tạ Thần linh.

Chừng một giờ đồng hồ sau đó, trời quang đãng dần và anh chàng cũng tìm được về đến nhà. Sáng hôm sau anh ta giữ lời hứa rao bán:

- Một con gà và con ngựa, giá tổng cộng là chín chục đồng. Con gà giá riêng là tám mươi chín đồng và con ngựa giá một đồng. Ai muốn mua phải mua cả cặp gà và ngựa.

Dù giá tiền có vẻ kỳ quái nhưng tính chung lại thì hợp lý nên có người mua ngay. Và anh ta lấy số tiền bán con ngựa một đồng để sắm lễ vật tạ Thần. Lương tâm anh ta không cắn rứt, nhưng chắc Thần không vui lòng trước sự thông minh vặt ấy.

Các bậc Thánh lớn như Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, đã đuợc Hải Quân Việt Nam tôn kính chọn làm Thánh Tổ, chắc chắn phải ngự trị tại một vùng Trời, hay là một Thiên hà riêng biệt trong không gian vũ trụ. Các Ngài không phát những lời đại nguyện rõ rệt như các vị Bồ Tát trước khi thành Phật, nhưng các Ngài còn nặng vướng cảm tình với thế giới ta bà, với nhân loại đau khổ, cho nên các Ngài rất sẵn sàng đáp ứng những lời cầu nguyện van xin và sẵn sàng cứu giúp trong mọi trường hợp.

Vì tính cách riêng biệt như thế cho nên các vị hiễn Thánh thường được tất cả các tôn giáo sùng kính, không có sự phân cách chia rẽ hay kỳ thị. Bằng chứng cụ thể là một Hạm Trưởng có thể thuộc Thiên Chúa giáo; khi làm Lễ Khánh thành Chiến Hạm, linh mục Tuyên Uý được mời đến ban phép lành.

Hoặc Hạm Trưởng thuộc Phật giáo, có Ðại Ðức Tuyên uý Hải Quân đến làm lễ cầu an, truớc giờ phút đập vỡ đầu chai sâm-banh. Nhưng Hạm Trưởng nào cũng cầu nguyện chung một vị Thánh tổ là Ðức Trần Hưng Ðạo, mỗi lần gặp nguy biến trong khi hãỉ hành ngoài xa khơi mù mịt.

Chúa hay Phật, hay bất cứ một vị Giáo chủ của một Tôn giáo đứng đắn nào trên thế giới, đều là những vị đã thành tựu, đã đạt được chánh quả, và việc cứu nhân độ thế của họ nhằm vào đại sự. Các bậc Thánh, trái lại, phần nhiều khi chết vẫn chưa toại ý nguyện quá lớn lao của họ lúc còn sống. Anh linh hiễn hách của họ còn vương vấn, thiết tha với cõi trần, và họ còn muốn tiếp tục đóng góp thêm nhiều nữa với trần thế.

Ðọc đến đây có bạn sẽ hỏi:

- Rõ khéo bày đặt, Thánh tổ để làm gì và có ích lợi gì?

Nếu người hỏi thuộc về phái vô thần, nghĩa là vô Tôn giáo thì thôi, xin miễn trả lời. Nhưng nếu người hỏi có được một Tôn giáo gốc chính chắn, đàng hoàng, thì sự ích lới của vị Thánh tổ là ở vai trò đoàn kết, tôn giáo, san bằng các sự dị biệt, kỳ thị vì tôn giáo. Và như trên tôi đã đề cập, vị Thánh tổ gần với chúng ta hơn, để đáp ứng mọi sự nguyện cầu khẩn trương mà Chúa và Phật không cứu xét trực tiếp.

Các cụ xưa có nói Linh tại ngã, bất linh tại ngã. Việc linh thiêng có hay không là cũng tại nơi mình tin hay không tin. Kẻ không có đức tin hay là không biết tin, không hẳn là những kẻ vô thần, và cũng không phải là những kẻ tinh thần luôn luôn mạnh mẽ.

Ðức tin do truyền thống và giáo dục gia đình gieo vào con người từ thuở nhỏ. Lúc trưởng thành, với lý trí và phán đoán, chúng ta loại bỏ những sự mê tín dị đoan, chỉ giữ lại tinh hoa của niềm tin.

Người có đức tin có đời sống tâm linh phong phú, ngoại cảm giác quan bén nhạy, trực giác và linh tính dồi dào. Biết sống với nội tâm, hợp với mọi hoàn cảnh, không thấy đau khổ; vì chấp nhận mọi khổ đau chỉ là một vô thường trong cảnh giới vô thường mà thôi!

Ðối với người có đức tin, thì Ðức Thánh Trần vẫn là Ðức Thánh Trần, ngự trị nơi cõi Thiên hà xa lắc. Nhưng hình ảnh Ngài đã in sâu vào tiềm thức họ như một vì sao sáng, một ngọn Hải đăng. Khi cần thiết, họ chỉ định tâm hòa mình vào thế giới tâm linh, là gặp ngay ánh sáng ngọn Hải đăng đã trang bị sẵn trong tiềm thức hướng dẫn vào cảnh giới an lạc...

Thạch Hà Võ Sum


Thanked by 6 Members:

#2 vucong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 10 thanks

Gửi vào 29/03/2015 - 02:27

Hình như truyện vẫn chưa đến hồi cuối????

Thanked by 1 Member:
MOA





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |