Jump to content

Advertisements




TĂNG SAN BỐC DỊCH


7 replies to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 18/05/2011 - 18:17

增删卜易

TĂNG SAN BỐC DỊCH

野鶴老人著

Dã Hạc Lão Nhân viết

Lý văn Huy hiệu Giác Tử tăng san

Trần văn Cát hiệu Mậu Sinh và

Như Chi hiệu Sơn Tú

cùng hiệu đính


Vĩnh Cao soạn dịch




#2 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 18/05/2011 - 18:19

LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp con người rất nhiều trong việc giải mã những bí ẩn của cuộc sống. Tuy nhiên còn có nhiều vấn đề mà cho tới tận bây giờ chũng ta vẫn chưa có được câu trả lời thoả đáng. nhất là những vấn đề về tư tưởng triết học phương Đông, văn hoá thần bí phương Đông.

Dịch là một trong những cuốn sách cổ ẩn chứa một trí tuệ kỳ lạ. Người xưa đã có nhận thức về tự nhiên và con người thông qua Dịch, đồng thời coi nó như công cụ dự báo (Bốc Dịch). Qua “Tăng San Bốc Dịch”, Dã Hạc Lão Nhân đã dùng những kiến giải của mình để đoán định những quẻ Dịch được cổ nhân đã truyền với lí luận chặt chẽ, bài bác những điều mà ông cho là người xưa đã sai lầm. Với mong muốn giúp độc giả, những người quan tâm khám phá những bí ẩn của cuộc sống, nhằm góp thêm tư liệu khảo cứu về Dịch và Bốc Dịch, nhà xuất bản Văn Hoá - Thông Tin trân trọng giới thiệu cuốn “Tăng San Bốc Dịch” của Dã Hạc Lão Nhân do Vĩnh Cao soạn dịch.

Nhà xuất bản Văn Hoá – Thông Tin



#3 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 04/07/2011 - 10:12

LỜI GIỚI THIỆU

Nhà xuất bản Văn Hoá – Thông Tinvà dịch giả có nhã ý đưa tôi xem trước cuốn “Tăng San Bốc Dịch”. Cầm tập bản thảo soạn bằng vi tính với những quẻDịch trình bày rõ nét và chính xác, lời văn dịch sáng sủa có chữ Hán chú kèm,cho thấy đây là một bản thảo làm công phu, tôi đã có cảm tình ngay từ bước đầu.Khi xem lời tựa của tác giả là Dã Hạc Lão Nhân, thấy có nhiều ý tưởng mới mê. Vởithế tôi rất vui lòng viết mấy lời giới thiệu với bạn đọc và cũng nhân đây muốnnói một vài lời với các bạn nghiên cứu và học Dịch.

Trước hết Dịch là một cuốn sách cổ kỳ lạ nhấttrong lịch sử loài người, vì nó được xây dựng trên một nguyên lý Âm Dương chỉ vớihai vach liền và đứt. Và ngày nay, ai cũng biết Âm Dương là một nguyên lý cơ bảncủa vũ trụ.

Từ các vạchliền và đứt, người xưa đã lập ra 8 quẻ cơ bản theo nguyên lý “Thái cực sinh Lường nghi, Lưỡng nghi sinh Tứtượng, Tứ tượng sinh Bát quái” . Tám quẻ cơ bản ấy mỗi quẻ có 3 hào để thểhiện tư tưởng “Thiên - Địa – Nhân”. Ngày nay, tư tưởng này được thể hiện ở “Nguyên lý vị nhân” (Anthropo Centrísme)trong khoa học hiện đại, theo đó con người được coi là tiêu điểm của vũ trụ.

Từ 8 quẻ cơbản này, người xưa đã chồng lên nhau thành tổ hợp 64 quẻ.

64 quẻ sắp xếpthế nào ?

Theo các tàiliệu để lại thì cách sắp xếp các quẻ Dịch được chia ra làm 3 thời kỳ, có 3 dạnggọi là Tam Dịch. Thời nhà Hạ (khoảng 2000 năm trước CN). Đã có Dịchlấy quẻ Cấn (tượng núi) làm đầu gọi là LiênSơn Dịch. Chọn như vậy có lẽ là do người cổ xưa còn sống trong vùng rừng núi,hang động, nên lấy tượng núi làm gốc. Đến đời Ân – Thương (1760 năm trước CN) có Qui Tàng Dịch, lấy quẻ Khôn làm đầu,cho rằng muôn vật từ đất mà ra. Đến thời nhà Chu (1122-247 trước CN), có Chu Dịch lấy quẻ Kiền làm đầu, chủ trươngTrời là nguồn gốc của vũ trụ và con người.

Tại sao lạicó sự thay đổi này ? Có phải chỉ là sự thay đổi quan niệm về nhận thức tự nhiênkhông ?

Ta thấy rằngngười xưa xem Kinh Dịch là một cuônsách về thế giới tự nhiên và con người, cũng thiêng liêng như lịch pháp về cáchtính thời gian của con người trong trời đất. Mỗi triều đại đã chọn cho mình mộttháng để bắt đầu cho năm mới. Nhà Hạ chọn tháng Dần làm tháng Giêng (Hạ kiến Dần).Nhà Thương lại chọn tháng Giêng sớm lên một tháng (Thương kiến Sửu). Nhà Chu lạichọn sớm thêm một tháng nữa (Chu kiến Tí). Đến nhà Tần (246 – 207 trước CN), lại chọn sớm thêmmột tháng nữa (Tần kiến Hợi). Nghĩa là không triều đại nào chấp nhận lịch củatriều đại trước ! Đến nhà Hán (206 trước CN- 220 sau CN) thấy nếu làm như vậythì tháng Giêng sẽ bắt đầu vào mùa đông giá lạnh, nên lại quay lại với việc chọntháng dần làm tháng Giêng.

Từ đó ta cóthể suy ra việc xuất hiện Tam Dịch chắccũng theo một cách thức như vậy. Tuy nhiên như thế chúng ta cũng mới chỉ biếtnhững quẻ đầu của Tam Dịch mà không biết trật tự của nó như thế nào.

Mãi đến nhữngnăm 1970, khi khai quật ngôi mộ Lợi Thương ở Mã Vương Đôi (Đồi Mã Vương - tỉnhHà Nam - Trung Quốc), người ta mới tìm thấy một bản Dịch viết trên lụa gọi là “Bạch thư Chu Dịch”. Bản Chu Dịch này cómột trật tự bố trí không giống Chu Dịch hiện nay. Qua đó ta thấy trật tự của quẻDịch đã được những học giả sau đó sắp xếp lại cho ngày càng hoàn thiện hơn.

Bản Chu Dịchhiện nay được chia làm hai phần, gồm ThượngKinhHạ Kinh. Thượng Kinh bắt đầubằng cặp quẻ Kiền – Khôn, tức là một cặpquẻ có đối xứng gương, theo đó hào dương của quẻ này biến thành hào âm của quẻ kia:
Kiền Khôn

Đốixứng gương

Hạ Kinh bắt đầu bằng cặp kẻ Hàm - Hằng làmột cặp quẻ có đối xứng qua tâm, nghĩa là hình ảnh của quẻ này là hình ảnh củaquẻ kia khi đã quay đi 180 độ.
Trạch Sơn HÀM Lôi Phong HẰNG

Đốixứng qua tâm quay 180 độ

64 quẻ Dịchcủa Chu Dịch đều được sắp xếp thành 32 cặp quẻ đối xứng như vậy. Có một số quẻDịch khi quay 180 độ vẫn giữ hình dạng cũ (có 8 quẻ như vậy) chẳng hạn:
Sơn LôiDI Trạch Phong Lôi Sơn Phong Trạch

ĐẠI QUÁ TIỂU QUÁ TRUNG PHU

Trong nhữngtrường hợp đó, quẻ cặp sẽ là một quẻ có đối xứng gương:

- Cặp Sơn Lôi Di và Trạch Phong Đại Quá

- Cặp Lôi Sơn Tiểu Quá và Phong Trạch Trung Phu

Toàn bộ 64 quẻ Dịchđều được sắp xếp theo cách đó. Từ đó ta có thể nói rằng cho ta một quẻ lẻ bất kỳ,ta sẽ có thể nói ngay quẻ chẵn tiếp theo của nó là quẻ gì và ngược lại.

Cách cấu trúc như trên của Kinh Dịch hiệnnay cho thấy người sắp xếp lại đã thể hiện sâu sắc nguyên lý đối xứng, một nguyênlý cơ bản của vũ trụ.

Khoa học hiện nay đã liên hệ thấy nhiềunguyên lý của Dịch học thể hiện những nguyên lý khoa học hiện đại.

Chẳng hạn, nguyênlý “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghisinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái biến hoá vô cùng” đã thể hiệnrất rõ nguyên tắc phân chia thành hai tế bào con (lương nghi) rồi hai tế bào nàylại phân chia thành 4 (tứ tượng), rồi 4 thành 8 (bát quái) và sau đó nó “biến hoávô cùng” thành các tế bào biệt hoá khôngtuân theo nguyên tắc phân đôi đơn giản nữa, để trở thành một cơ thể hoàn chỉnh,mà ở người là một tiểu vũ trụ.

Cũng vậy, khoa họccũng đã liên hệ con số 64 quẻ Dịch với con số 64 bộ ba của mã di truyền.

Rồi con số 384 hàocủa 64 quẻ (64x6 =384) cũng trùng hợp mộtcách kỳ lạ với con số 384 ngày của một năm âm lịch nhuận (thêm một tháng nhuận đểđuổi kịp với dương lịch theo chu kỳ “thậpcửu niên thất nhuận” (19 năm, 7 lần nhuận) ……..

Các quẻ Dịch Kiền– Khôn mnở đầu Chu Dịch cũng được biến thiên theo nguyên tắc Âm dương tiêu trưởng

Thành 12 quẻ biểu diễn 12 tháng của lịch tiết khí.

Rồi cũng từ nguyên tắc Âm dươngtiêu trưởng này, khi xếp các quẻ Dịchthành “viên đồ”, người ta thấy nó thể hiện nguyên lý cơ số 2 của máy tính hiệnnay.

Từ đó, ngườita nghĩ rằng: bằng con đường trực giác, người xưa đã phát hiện ra những nguyênlý lớn của vũ trụ[1]

Tuy nhiên, đồngthời với những nhận thức về tự nhiên và con người, người xưa còn sử dụng Dịch đểlàm một công cụ cho việc dự báo. Việc dự báo theo các quẻ Dịch được ngưòi xưa gọilà “Bốc Dịch”.

Chính vì ẩndưới dạng một sách bói mà Kinh Dịch thoát được ngọn lửa thiêu sách dưới thời TầnThuỷ Hoàng.

Vấn đề đặtra là việc sử dụng các quẻ Dịch để bói có chính xác không ?

Không nói vềnhững dẫn chứng qua các tài liểu Trung Quốc, ngay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của ta cũng cho biết thời Trần, trong việcchống quân Nguyên, các vua Trần cũng đã bói Dịch và đều đã đúng.

Trong Thượng Kinh Ký Sự, Hải Thượng Lãn Ông cũngkể lại khi lên Kinh đã được một vị sư bói Dịch cho biết diễn biến đúng như sau đóxảy ra.

Trong thời đạihiện nay, nhà tâm lý học Thuỵ Sĩ Carl Jung đã hai lần bói Dịch để hỏi tương laicủa chính Kinh Dịch. Cả hai lần lời hào đều phù hợp khiến ông hết sức ngạc nhiên.

Ta có thể hiểuđược việc bói Dịch mà mang lại đáp số đúng là nhờ ở một nguyên tắc tâm linh: đólà lòng chí thành. Người hỏi Dịch, nếucó lòng thành, người xem Dịch nếu tâm thành, thì dường như có một sự cộng hưởngtâm linh khiến cho sẽ có những hào động tương ứng ở quẻ Dịch. Cho nên thời xưa,khi vua xem bốc Dịch ngày đầu năm để hỏi về sự cát hung trong năm của đất nước,nhà vua phải trai giới nhiều ngày trước khi xem và quan bốc Dịch cũng phải kínhcẩn tâm thành thì quẻ Dịch mới ứng.

Chính vì thế,trong quẻ Mông (Sơn Thuỷ Mông) củaChu Dịch, thoán từ viết :”Sơ phệ cáo, táitam độc, độc tắc bất cáo” (hỏi một lần thì bảo cho biết, hỏi hai ba lần thìlà nhàm, nhàm thì không bảo).

Điều đó chothấy xem bốc Dịch không thể tuỳ tiện, bói đi bói lại cho đến khi hợp với ý mình.

Vậy xem Dịchcó được hỏi lại không ?

Bằng kinhnghiệm thực tiễn và lý luận của mình, tác giả cuốn Tăng San Bốc Dịch này là DãHạc Lão Nhân đã giảng một điều mới mà các sách Dịch trước không nói hoặc khôngnói rõ. Đó là, nếu câu trả lời của quẻ Dịch đãrõ nghĩa thì ta không được hỏi lại.Nhưng nếu câu trả lời của quẻ Dịch chưa rõ nghĩa, thì ta có quyền tâm thành hỏi thêm cho rõ, chứ không phải mong ởviệc bói 2 lần một câu trả lời phù hợp với mong muốn của ta.

Cũng chính vìthế mà trong việc bói Dịch, Kinh Dịch cũng đã dạy ta là người bói phải để lòng“trống không”, tức là không được mong muốn câu trả lời theo ý mình. Đó cũng làtinh thần của quẻ Thiên Lôi Vô Vọng.

Nếu xét theonguyên tắc “lòng chí thành”, thì cóthể nói bất kỳ hình thức nào cũng có thể dùng để bói. Trong Hồi ký của mình, “Người tù của Khơme đỏ”, Hoàng thân NôvôđômXihanúc đã kể lại lúc bị Khơme đỏ bắt giam lỏng trong Hoàng cung Campuchia, ôngđã dùng một hình thức bói dân gian của người Khơme là đếm tiếng kêu của con tắckè xem chẵn hay lẻ, vậy mà ông cũng nghiệm thấy đúng.

Thế nhưng từkhi có Chu Dịch tới nay, đã có biết bao học giả bổ sung xây dựng các hình thứcbôc Dịch khác nhau, từ những hình thức đơn giản đến những hình thức phức tạp. Mai Hoa Dịch Số của Thiệu Khang Tiết (đòi Tống) là một hình thứccải biên lối bốc Dịch bằng cỏ thi ngày xưa. Đến Hà Lạc (nói là của Trần Đoàn) lạilà một hình thức khác dùng Dịch để bói.

Thời nay ThiệuVỹ Hoa (Trung Quốc) lại đưa ra hình thức bói Dịch theo tứ trụ. Rồi nhiều hìnhthức khác nữa mà bạn đọc có thể thấy hoa mắt khi bước vào một hiệu sách ở ngănsách phương Đông ! Âý là chưa kể lại có tác giả còn cho chồng 64 quẻ lên nhau đểlàm một loại sách Dịch mới với 64x64 = 4096 quẻ (!).

Là ngươic chủtrương “chí thành – linh ứng”, tôi khôngcoi hình thức của việc “bói Dịch” là quan trọng. Nhưng, như đã nói, bản thânKinh Dịch đã là một cuốn sách chứa đựng những nguyên lý của vũ trụ mà người làmra nó đã tiếp cận được bằng con đường trực giác và suy luận, thì cũng bằng con đườngnhư vậy, một số người sau đã làm ra những cuốn “bốc Dịch” với những qui tắc đểgiúp cho việc bói Dịch sâu sắc hơn. Cuốn TăngSan Bốc Dịch chính là một cuốn sách như vậy.

Với một sựbiên dịch cẩn thận, có sắp xếp lại một số chương mục, người dịch soạn đã giúpchúng ta có thêm một tài liệu tham khảo tốt về loại này.

Trân trọnggiới thiệu cuốn sách với bạn đọc.



Hà Nội, cuối đông Ất Dậu 2005

Nguyễn Phúc Giác Hải

(Chủ nhiệm bộ mônKhoa Học dự báo

Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người)
[1] Ở đâykhông có điều kiện đi sâu vào vấn đề này. Xin xem những bài nghiên cứu của chúngtôi. Nguyễn Phúc Giáp Hải = “Tìm hiểuKinh Dịch”, trong tập san KCT, từ số 3 đến số 14 (1996-1997)

#4 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 04/07/2011 - 10:20

DẪN NHẬP



ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊCH



Dịch vốn có nguồn gốc từ xa xưa, khảo sát về Dịch ta thầy có ba giai đoạn gọi là Tam Dịch, đó là Liên Sơn 連 山 Qui Tàng 歸 藏 và Chu Dịch 周 易 , Theo Đỗ Tử Xuân đời Hán thì Liên Sơn là Dịch thời Phục Hy, Qui Tàng là Dịch thời Hoàng Đế, nhưng với Trịnh Huyền trong Dịch Luận thì “ nhà Hạ có Liên Sơn, nhà Ân có Qui Tàng, nhà Chu có Chu Dịch”. Trịnh Huyền lại giải thích: “Liên Sơn là tượng núi lộ ra khỏi mây, nối liền không dứt; Qui Tàng là chất chứa vạn vật ở bên trong; Chu Dịch là bao trùm khắp không nơi nào là không đến. Liên Sơn đã thất thoát trước đời nhà Đường (618-907), Qui Tàng thất thoát từ đầu đời Hán (202 trước TL- 8 sau TL), chỉ Chu Dịch là còn truyền đến ngày nay.

Dựa vào truyền thuyết thì các Nho gia cho rằng Dịch bắt đầu từ vua Phục Hy, lúc đó ở Hoàng hà xuất hiện con long mã, vua xem khoáy trên lưng của nó mà hiểu được lẽ biến hoá của vũ trụ để vạch thành quẻ. Trong phần Hệ từ ở Chu Dịch vốn do Văn Vương và Chu Công viết ra, có chép: “ Ngày xưa họ Bào Hy làm vua thiên hạ,ngẩng lên thì xem tượng ở Trời, cúi xuống thì xét xem phép tắc dưới đất, xem vẻ đẹp của chim muông với thích ứng của trời đất, gần thì dựa vào thân mình, xa thì lấy vạn vật, rồi vạch ra bát quái để cảm thông với đức của thần minh, và hoà với tình của muôn vật”. Đầu tiên chỉ gồm hai vạch là vạch liền và đứt

tượng cho âm và dương, hai vạch đó gọi là Lưỡng Nghi, lại chồng hai Nghi lên nhau mà sinh thành Tứ tượng, rồi chồng ba vạch lên nhau mà tạo thành Bát quái tức là 8 quẻ đơn trong Dịch. Bát quái tượng lệ dùng hình tượng để mô tả bát quái :


乾 三 連
坤 六 斷
震 仰 盆
艮 覆 碗
離 中 虛
坎 中 滿
兌 上 缺
巽 下 斷



Càn tam liên (Quẻ Càn gồm 3 vạch liền)

Khôn lục đoạn (Quẻ Khôn gồm sáu vạch đứt)

Chấn ngưỡng bồn (Quẻ Chấn hình như cái chậu ngữa)

Cấn phúc uyển (Quẻ Cấn có hình cái chén úp)

Ly trung hư (Quẻ Li thì ở giữa rỗng)

Khảm trung mãn (Quẻ Khảm ở giữa đầy)

Đoài thượng khuyết (Quẻ Đoài ở trên khuyết)

Tốn hạ đoạn (Quẻ Tốn ở dưới đứt)


Nhưng vạn vật thì muôn vẻ, biến hoá khôn lường, nên vua mới chồng các quẻ này lên nhau mà tạo thành quẻ kép. Tất cả là 64 quẻ, mỗi quẻ gồm 6 vạch, được gọi là Hào, tổng cộng 384 hào, với số hào này có thể biểu hiện được biến hoá của muôn vật.

Từ đời Phục Hy đến hết nhà Thương (1122 trước TL), Dịch chỉ gồm những vạch liền và vạch đứt. Đến Văn Vương (khoảng 1144 trước TL) mới thêm lời dưới mỗi quẻ để nói rõ hung cát, gọi là lời Thoán (tức Thoán từ 彖 辭) Đến Chu Công con của Văn Vương lại đưa thêm lời vào dưới mỗi hào của quẻ gọi là Hào từ 爻 辭. Sau cùng là đến Khổng Tử soạn thêm các phần Thoán Truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn, Hệ Từ Truyện, Thuyết Quái, Tự Quái. Mục đích cũng để giải thích các quẻ và các hào. Văn Vương, Chu Công rồi đến Khổng Tử sợ người đời sau không hiểu Dịch với một mớ quẻ vạch, nên đưa lời vào nói rõ lẽ biến hóa, sự hung cát. Nhưng cũng chính vì thế mà người đời sau biến Dịch thành một cuốn sách bí hiểm, cổ quái. Từ nhà Hán trở đi các học giả đua nhau chú thích Dịch, mỗi người chú giải một ý, họ đã đưa Dịch trở thành Kinh vì là sách được Khổng Tử san định, rồi cho rằng Dịch là sách trình bày đạo lý. Thật ra Dịch chỉ là sách bói toán.Trong Chu Lễ có viết : "Chưởng Tam dịch chi pháp, nhất viết Liên Sơn, nhị viết Qui Tàng, tam viết Chu Dịch" (Quan Thái bốc giữ Tam Dịch, thứ nhất là Liên Sơn, thứ hai là Qui Tàng, thứ ba là Chu Dịch), mà Thái Bốc là quan trông coi việc bói. Cũng chính nhờ là sách bói nên về sau Dịch mới thoát khỏi ngọn lửa đốt sách của nhà Tần.

Ở Trung Quốc khi giải thích vũ trụ có hai luồng tư tưởng là về Âm dương và về Ngũ hành. Âm dương liên quan đến Dịch, còn Ngũ hành thì không. Trong thiên Hồng Phạm ở Kinh Thư đã trình bày về Ngũ hành, chứng tỏ Ngũ hành xuất hiện rất sớm không thua gì Dịch. Thái cực phân thành âm dương đâu có thể dễ dàng định hung cát, chính vì thế mới chuyển dần thành Bát quái, rồi vì đời lắm việc, khiến phải chồng 8 quẻ trong bát quái chuyển thành quẻ kép để được 64 quẻ mới giải quyết được. Nhưng cũng chỉ dùng cho các bậc Thánh, đâu có thể để cho người sau am tường, vì thế mới có sự hợp nhất của hai luồng tư tưởng nói trên. Ngũ hành vốn phân phối chi li vào vạn vật với qui luật sinh khắc rõ ràng chính xác. Sự hợp nhất này đã được Tư Mã Đàm đề cập khi nói đến các Âm Dương gia. Tuy trong thiên Hồng Phạm ở Kinh Thư, điều 7 trong Cửu trù " 擇 建 立 卜 筮 人 乃 命 卜 筮 trạch kiến lập Bốc phệ nhân, nãi mệnh bốc phệ" (chọn đặt người bói Bốc phệ khiến họ bói Bốc phệ). Bốc vốn có nghĩa "vấn qui" (hỏi rùa), tức hỏi sự việc hung hay cát bằng con rùa. Thuở ban sơ của Bốc là dùng một con rùa có mai đường kính phải lớn hơn một thước, xem sự chuyển dịch của chân và đầu. Phép bốc này về sau không thấy dùng, mà lại thay bằng mai rùa. Phệ là lối bói dùng cỏ thi. Dù Bốc hay Phệ thì khibói hình thức đều vô cùng rắc rối. Về sau khi ngành bói phát triển trong dân gian Bốc và Phệ được hợp nhất giữa hình thức và nội dung. Người bói dùng đồng tiền hoặc thẻ trẻ thay cho cỏ thi và đặt hay gieo ở mai rùa. Phệ thường dùng lời của quẻ của hào từ để định hung cát, nhưng đọc truyện kể Văn Vương gieo quẻ định khí số Trụ Vương chấm dứt vào ngày Giáp Tí năm Mậu Ngọ, hoặc việc Khương Thượng bói ra quẻ Cấn về việc thâu tiền lương thì chắn chắn phải vận dụng về Ngũ hành. Nhưng không đáng tin vì những truyện này được viết vào thời nhà Minh, lúc Bốc Phệ thịnh hành đến cực điểm trong xã hội. Theo các sách Thuật số sau này thì chính Quỷ Cốc Tử, một người không rõ quê quán mà tính danh tương truyền là Vương Hủ, sống vào đời Chu, ông tổ của Tung Hoành Gia, thầy của Trương Nghi, Tô Tần và Bàng Quyên, Tôn Tẫn đã chuyển Ngũ hành vào các hào trong 64 quẻ Dịch, và vận dụng được sinh khắc biến hóa của Ngũ hành phối hợp với âm dương của các hào Dịch mà dự đoán chính xác cát hung của muôn việc. Tuy nhiên trong truyện Đông <st1:place w:st="on">Chu</st1:place>, khi bói cho Bàng Quyên cùng Tôn Tẫn, Quỷ Cốc Tử lại dùng chiết tự. Phải đến đời Tam Quốc với quẻ bói của Thần bốc Quản Lộ “ 三 八 縱 橫 黃 猪 遇 虎 定 軍 之 南 傷 折 一 股 Tam bát tung hoành .Hoàng trư ngộ hổ. Định Quân chi nam.Thương chiết nhất cổ (Ba tám dọc ngang, Lợn vàng gặp hổ, Phía nam Định Quân, Gãy mất một chân), thì đã thấy dùng hào Hợi (lợn) thuộc Kim (vàng), gặp Dần (cọp) , tức về sau ứng vào năm Kỷ Hợi tháng Dần, tức vào giai đoạn này đã phối hợp Ngũ hành để bói.

Thiệu Khang Tiết người đời Tống mà các học giả về sau xếp ông vào nhà Vũ Trụ luận vì đã dùng Dịch để giải thích vũ trụ, là người đã tìm được qui luật chung chi phối sự tiến hóa của vũ trụ, Ông vận dụng các quẻ trong sự luân lưu bốn mùa, của ngày tháng giờ, mà những yếu tố thời gian này hoàn toàn bị chi phối bởi Ngũ hành. Môn Mai Hoa Dịch do ông sáng tạo tuy chỉ dùng Bát quái , nhưng đã định Ngũ hành cho bát quái, nhờ đó mới định được quẻ nào tượng cho vật gì, cho điều gì, cho thời điểm nào... Thật ra sự tương ứng giữa Dịch và Số vốn đã có từ xưa, ngay từ thời Lạc thư xuất hiện, nhưng biến đổi qua những hình thức khác nhau. Thiệu Khang Tiết khi bói Hậu thiên đã dùng số để vạch quẻ, Còn về sau nữa khi lan truyền rộng rãi trong dân gian đã dùng đồng tiền và thẻ tre để định quẻ, cốt để đáp ứng đòi hỏi có quẻ thật nhanh, nhưng cũng rất ứng nghiệm.

Đến nhà Hán, Dịch phân thành hai nhánh. Vương Bật đời Hán lại dùng Lão Trang để giải thích Dịch, nên người đời lầm tưởng Dịch là sách nói về Lý.Mà việc đưa lời vào quẻ của Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử khiến người sau bám vào lời mà không ngẫm nghĩ đến các vạch của Phục Hy, khiến lầm tưởng Dịch là môn triết lý. Và người theo học Dịch lại cố tránh không nói đến bói, mà xem như bói là thấp kém, khiến về sau không xiển dương được phần nào vận dụng của Dịch trong cuộc sống, mà còn làm hiểu sai lầm về Dịch. Một số học dụng của Dịch chỉ chú trong vận dụng của Ngũ hành trên 6 hào, bám níu vào cái Dụng mà xa rời cái Thế của Dịch. Thêm nữa lớp người này phần lớn học để tạo thành nghề độ nhật, khiến không phát huy được phần cao siêu của Dịch, mà còn hạ thấp để trở thành mê tín. Vả lại việc vận dụng Ngũ hành dựa theo âm dương trong Dịch đâu có đễ dàng. Cái hay trong việc vận dụng là tuỳ trình độ mà đạt đến mức thấp hay cao, cho thấy được bài giải của một môn thuật số tối cổ của Trung Quốc.

Đến đời Nhà Minh, việc học Bốc Phệ khá thịnh hành, không chỉ truyền trong lớp người hành nghề bói Dịch, mà ở mọi tầng lớp đều có người thông hiểu Bốc Phệ. Sở dĩ được truyền bá rộng rãi vì việc viết và phát hành sách về Bốc Dịch đã khá phổ biến. Không những chỉ ghi chép về lời truyền của người xưa mà còn đem những chứng nghiệm thực tế để bài bác hoặc sửa đổi hoặc bổ khuyết, khiến Bốc Phệ có một nền móng ngày càng vững vàng hơn. Thời này những cuốn sách về Bốc Phệ như Dịch Mạo, Dịch Lâm Bổ Di, Bốc Phệ Chánh Tông rồi Tăng San Bốc Dịch được truyền bá rộng rãi. Những sách này đều trình bày được sở đắc của mình, hoàn toàn dựa vào lý lẽ vững chắc về âm dương ngũ hành, khiến kẻ hậu học dễ dàng học và hiểu Dịch hơn.

Đến Đời Thanh tuy cũng có nhiều sách về bói Dịch, nhưng nổi tiếng vẫn là Bốc Dịch Đại Toàn, đó là cuốn sách trong môn Thuật số thuộc Tứ Khố Toàn Thư dưới triều vua Khang Hy.

Sách mà chúng tôi soạn ở đây là cuốn Tăng San Bốc Dịch, với Tăng San có nghĩa bổ sung và gạt bỏ, tức có nghĩa bồi bổ thêm và gạt bỏ những phần sai lầm về Bốc Dịch truyền lại từ xưa. Tác giả là Dã Hạc Lão Nhân, một nhân vật không rõ quê quán và danh tính, Dã Hạc chỉ là danh hiệu, có nghĩa “con hạc ở ngoài đồng “ hàm ý “tự tại với trời đất cao rộng” . Hơn 40 năm hành nghề về Bói Dịch, trải qua nhiều vùng ở Trung Quốc nên rất lịch lãm.Rồi ghi chép những kinh nghiệm, nhận thức của mình trên những quẻ bói cụ thể đã được chứng nghiệm, mặt khác cũng dùng những kiến giải của mình để đoán định lại những quẻ Dịch được cổ nhân đã truyền với lý luận chặt chẻ, cũng bài bác những điều mà ông cho là người xưa sai lầm, khiến hậu học tâm phục khẩu phục. Tuy đương thời cũng nhiều người bài bác sách này ở một số quan điểm nêu ra, nhưng về sau mọi người đều phải công nhận Tăng San Bốc Dịch là cuốn sách được truyền bá khá rộng rãi không chỉ ở Trung Hoa mà còn ở nước ta nữa.

Nội dung của sách trình bày việc áp dụng Ngũhành trong Dịch với những qui tắc để vận dụng chúng. Sách không bàn về lời hung cát, lẽ hung cát của quẻ Dịch được dựa vào sinh khắc chế hoá của ngũ hành các hào, phát huy việc dùng Thế Ứng, rồi lại định thêm Dụng Thần, mà Dụng thần cũng là phần trong yếu trong môn Bát Tự . Việc vận dụng ngũ hành để định hung cát mà không dựa vào lời quẻ, lời hào khiến việc xác định dễ dàng hơn, mới thấy được cách để tìm hướng giải quyết khi gặp hoàn cảnh thiếu thuận lợi, nên hiểu được vì sao người xưa đã xếp môn học này thuộc vào môn “tạo mệnh” mà không thuộc vào môn “thụ mệnh” .<o:p></o:p>

Ở nước ta ngày trước môn Bốc Phệ vào thời nhà Nguyễn cũng khá thịnh hành.Đọc trong gia phổ và ngay trong Thực lục nhà Nguyễn cũng đã từng ghi tên những quẻ bói Dịch đã áp dụng ở thời đó.Học thuật này đã được sĩ phu ở Nghệ An truyền vào Kinh Đô Huế, từ những bậc khoa bảng cho đến những người khiếm thị hành nghề độ nhật đều đã nắm được phần nào tinh tuý trong học thuật này, khiến một số vang danh đương thời và đang còn lưu tên đến hôm nay. Hai cuốn Tăng San Bốc Dịch và Bốc Phệ Chính Tông khá phổ biến trong giới học Dịch. Nhất là cuốn Tăng San đã có khắc in tại nước ta vào cuối triều Nguyễn..

Tăng San Bốc Dịch chính bản gồm 130 chương, được khắc in nhiều lần và nhiều thời, nên về sau bị cắt bỏ càng nhiều. Nói là Dã Hạc Lão Nhân viết nhưng đọc các phần trong sách thì biết do người sau soạn lại, ghi chép những lời giảng của Dã Hạc và sặp thành chương cú. Và cũng chính vì thế nhiều phần không biết xếp vào đâu, mà bỏ đi thì tiếc công laongười xưa nên cũng phân thành chương riêng, khiến thiếu hệ thống và khá lộn xộn. Sách lại được những người nghiên cứu về Dịch thời đó đóng góp ý như Lý Ngã Bình ở Sở giang, cũng được Lý văn Huy biệt hiệu Giác Tử bổ túc hoặc cắt bỏ, mà con trai và rể của ông hiệu đính nữa.

Sách viết theo lối cổ, mà cái học người xưa lại trọng về “phú” là một lề lối sử dụng câu đối, tuy vắn tắt nhưng dễ nhớ. Vì thế khi soạn và viết lại, chúng tôi cố gắng kết hợp một số chưong liên đới nhau để gom lại thành ít chương hơn, mặt khác cố gắng giữ lại hoàn toàn những câu phú được nêu ra trong sách cùng ví dụ áp dụng, để người học sau này, từ đó phát huy thêm và có thể linh động áp dụng trong hoàn cảnh mới, để có những kết qủa đoán định hoàn hảo như người xưa đã mong muốn với môn học này.



Lạc Biên Phủ, ngày Rằm tháng Bảy năm Ất Dậu

Người soạn dịch




Vĩnh Cao

#5 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 04/07/2011 - 10:26


TỰA


Dã Hạc nói : Đạo Bốc Dịch là tâm pháp của bốn Thánh nhân Phục Hy, Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử. Tinh thông có thể xét Trời lường Đất, biết ró lý có thể tìm cát tránh hung.


Phàm học Bốc cũng có người thâm sâu, cũng có người nông cạn. Chỉ cần biết trang quái, động dao, Lục xung biến Lục xung, cùng xem trong chương Dụng thần để biết người nào, xem chuyện gì, để biết hào nào là Dụng thần. Lại xem thế nào là Tuần Không, là Nguyệt Phá, cùng suy vượng của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, sinh khắc củng hình, tất đoán được họa phúc.


Ví như xem công danh được vượng Quan trì Thế, Nhật Nguyệt, động hào lâm Quan tinh, sinh hợp Thế hào, cầu danh được như vậy là tốt. Nếu gặp Tử Tôn trì Thế hoặc Tử Tôn động ở trong quẻ thì ngay cả chuyện xin vào trường học đâu nói đến chuyện lên chức, cũng chỉ là mò trăng đáy nước.

Xem cầu tài mà được Tài tinh trì Thế, hoặc Nhật Nguyệt, động hào lâm Tử Tôn sinh hợp Thế hào, hoặc Quan Quỷ trì Thế mà Tài động sinh, hoặc Phụ Mẫu trì Thế mà Tài động khắc thì cầu tài dễ mà được nhiều. Nếu Huynh động trì Thế hoặc Huynh động trong quẻ, hoặc Thế lâm Tuần Không, Nguyệt Phá thì chẳng khác gì trèo cây bắt cá.


Như xem việc trấn nhậm trong năm, tháng cần Quan tinh trì Thế, Tài động sinh Thế thì tốt lành. Nếu gặp Quan Quỷ xung khắc Thế hào, hoặc Thế lâm Không, Phá, Thế động hồi đầu khắc cùng Tử Tôn trì Thế là điềm hung.


Là người bình thường xem chuyện trong năm, mừng nhất là được Tài hào cùng Tử Tôn trì Thế, chắc được một năm hanh thông. Nếu gặp Quan trì Thế được Nhật Nguyệt, động hào lâm Tài sinh hợp Thế hào chủ cát lợi, nếu không có Tài hào động sinh hợp Thế hào mà Quan trì Thế thì tất có tai họa. Nếu Thế Phá, Thế Không cùng động hào khắc Thế thì nhiều hung tai. Huynh động khắc Thế thì khẩu thiệt, phá tài.


Ở trên là quan cùng sĩ dân xem việc trong năm. Gặp tháng hiệp Thế thì cát, tháng xung Thế là hung. Lại không nên Tài động hóa Phụ, Phụ động hóa Tài, Quỷ hóa Phụ Mẫu vì có tai họa cho bậc trưởng bối. Huynh biến Quỷ, Quỷ biến Huynh thì phòng cho anh em. Tài hóa Quỷ, Quỷ hóa Tài, Tài hóa Huynh, Huynh hóa Tài thì khắc hại Thê thiếp, tài lộc. Tử hóa Quỷ, Quỷ hóa Tử, Phụ hóa Tử, Tử hóa Phụ thì trẻ con trong nhà gặp tai họa. Thanh Long, Thiên Hỷ trì Thế sinh Thế tất có tin mừng, Hổ Quỷ phát động chủ có hiếu phục. Đằng Xà, Chu Tước lâm Huynh, Quỷ động khắc Thế thì phòng khẩu thiệt. Huyền Vũ lâm Huynh, Quỷ động khắc Thế phòng đạo tặc cùng người âm.


Như xem về đi trốn, kiện tụng, phòng giặc cướp, người thù hại cùng việc sang sông vượt bể vào nơi đất hiểm, một mình nơi lữ điếm, nơi vùng cô quạnh, vào trú nơi chùa miếu, đi buôn bán mà mua vật trộm cắp, hoặc thấy lửa cháy ở chốn láng giềng, hoặc nghe ôn dịch lan tràn, phòng hổ sói, phòng trộm cướp hoặc phải đi suốt đêm sáng mới về, hoặc vào nơi quan ải, vào nơi thị phi, tâm lo họa hoạn, hoặc muốn xía vào việc đâu đâu lo thị phi, phòng bệnh xâm nhiễu, hoặc uống lầm thuốc độc, hoặc mang trọng tội chờ ân xá, hoặc bị hiểm bệnh mà phòng nguy, hoặc hỏi thuốc này thuốc kia uống có được không, hoặc hỏi xem người nọ bọn kia có làm hại ta không, nói chung là những chuyện âu lo. Nếu được Tử Tôn trì Thế, cùng Tử động trong quẻ hoặc Thế động biến Tử, hoặc Thế động hóa hồi đầu sinh thì dù thân ở trên mình cọp cũng chắc như núi thái sơn. Duy chỉ kỵ Quan Quỷ trì Thế thì ưu nghi khó giải, Quỷ khắc Thế thì tai họa xâm lấn, Thế hóa Quỷ cùng hóa hồi đầu khắc thì họa đến thân mình tránh không kịp.


Xem bệnh mà tự xem, nếu được Thế hào vượng, hoặc động hào sinh hợp Thế hào, hoặc Tử Tôn trì Thế, hoặc trong quẻ Tử Tôn động thì chẳng kể cận bệnh hay cửu bệnh, cầu thần hoặc uống thuốc đều khang an. Cận bệnh mà Thế lâm Không, Thế động hóa Không hoặc gặp quẻ Lục xung, quẻ biến Lục xung thì chẳng cần uống thuốc cũng lành.Cửu bệnh mà Quan Quỷ trì Thế hưu tù, hoặc gặp Nhật Nguyệt, động hào khắc Thế, Tử gặp Tuần Không Nguyệt Phá, Thế động hóa Không hóa Phá hoặc gặp quẻ Lục xung, quẻ biến Lục xung hoặc động hóa Quỷ, hóa hồi đầu khắc thì nên chửa gấp, chậm sẽ biến thành nan y

- Xem bệnh cho cha mẹ thì dùng hào Phụ làm Dụng thần. Nếu được Phụ Mẫu vượng tướng hoặc Nhật Nguyệt, động hào sinh Phụ, hoặc Phụ động hóa vượng, chẳng cần biết cửu bệnh hay cận bệnh, không uống thuốc cũng yên ổn. Cận bệnh mà Phụ trị Tuần Không, Phụ động hóa Không, hoặc quẻ gặp Lục xung, hóa Lục xung có uống thuốc cũng chẳng lành. Cửu bệnh nếu Phụ bị Tuần Không, Nguyệt Phá , hoặc Phụ động hóa Không, hóa Phá, Phụ động hóa Tài, Tài hóa Phụ Mẫu, quẻ gặp Lục xung biến Lục xung hoặc Phụ hưu tù bị Nhật Nguyệt, động hào xung khắc thì chết, gấp mà mời thầy, chẳng nên rời nhà.


- Xem bệnh cho anh em nếu được hào Huynh vượng tướng hoặc lâm Nhật Nguyệt hoặc Nhật Nguyệt, động hào tương sinh, hoặc Huynh động hóa vượng, hóa sinh, không kể cận bệnh hay cửu bệnh đều lành. Cận bệnh thì hào Huynh lâm Tuần Không, Phụ động hóa Không, cùng Huynh động hóa Không, cùng quẻ gặp Lục xung, quẻ hóa Lục xung thì uống thuốc tất lành. Cửu bệnh mà hào Huynh gặp Tuần, Nguyệt Phá, cùng động hóa Không, hóa Phá, gặp quẻ Lục xung, biến Lục xung, Huynh động hóa Quỷ, Quỷ động hóa Huynh hoặc hào Huynh hưu tù bị Nhật Nguyệt, động hào xung khắc, gấp gấp uống thuốc, cầu Thần giúp, tất bệnh khó chữa.


- Xem bệnh cho Tử Tôn, nếu hào Tử vượng tướng hoặc lâm Nhật Nguyệt, hoặc Nhật Nguyệt động hào sinh hợp, hoặc Tử Tôn động hóa hồi đầu sinh, hóa vượng thì không kể cận bệnh hay cửu bệnh uống thuốc cầu thần tất lành.Cận bệnh mà hào Tử Tôn gặp Tuần,cùng động hóa Không, gặp quẻ Lục xung, biến Lục xung không uống thuốc cũng lành. Cửu bệnh mà Tử Tôn gặp Không, gặp Phá, cùng động hóa Không, hóa Phá, gặp quẻ Lục xung biến Lục xung, Tử động hóa Quỷ, Quỷ hóa Tử, hoặc Phụ hóa Tử, Tử hóa Phụ, cùng Nhật Nguyệt động hào xung khắc thì tối kỵ, uống thuốc chậm khó lành.


- Xem bệnh cho thê thiếp lấy Tài hào làm Dụng thần, Tài hào vượng tướng hoặc lâm Nhật Nguyệt, hoặc được Nhật Nguyệt, động hào sinh, hoặc Tài hóa Tử, Tài hóa vượng thì không cần biết cận bệnh hay cửu bệnh trị tất lành. Cận bệnh mà Tài gặp Không, động hóa Không, gặp quẻ Lục xung, quẻ biến Lục xung, cần gì uống thuốc, bệnh sẽ lành. Cửu bệnh mà Tài hào gặp Không, gặp Phá, cùng động hóa Không hóa Phá, gặp quẻ Lục xung, biến Lục xung hoặc Tài động hóa Quỷ, Quỷ hóa Tài, Huynh động hóa Tài, Tài hóa Huynh thì dù gặp Lữ Y cũng bó tay,

Nói chung xem cho Lục thân cùng các quan trên, thầy dạy, cho tì bộc, cho chủ nhân thì xem trong chương Dụng thần để chọn Dụng thần. Xem cho bạn bè, người ngoài thì dùng Ứng hào làm Dụng thần...


Dã Hạc nói: "Khách có người hỏi ta rằng cứ như ông nói thì việc chiêm bốc quá dễ dàng. Tức xem công danh được Quan vương trì Thế thì thành danh, Tử Tôn trì Thế thì thất vọng, xem bệnh tất mà cận bệnh gặp xung gặp Không chẳng uống thuốc cũng lành, cửu bệnh mà gặp Không thì dù linh dược cũng chẳng cứu được, như vậy quá hiển nhiên chẳng có gì là khó. Nếu xem tật bệnh mà không gặp Lục xung, Dụng thần không lâm Không, vượng chẳng vượng, suy chẳng suy, hung chẳng hung, cát chẳng cát. Lại như xem công danh mà Quan và Tử chẳng trì Thế, lục hào loạn động, Tài Phụ đều động hưng thì làm sao quyết được". Ta đáp: "Ta từ lúc xem bói, mỗi ngày bốc vài quẻ, vị tất đã hiển nhiên thấy thế, quẻ hung thì trong có cát, quẻ cát thì có chứa hung, có quẻ phải hiểu rõ lý áo bí, mong cầu tâm được ngộ, muốn biết để tránh hung. Tất nhiên không loạn chiêm, tâm chẳng tạp niệm. Mỗi khi gặp việc thì bói ngay, Thần chẳng khinh nên xem danh mà thành danh thì được Quan trì Thế, nếu không thành tất Tử Tôn động. Nếu quẻ không thấy được đích xác nên thành tâm tái chiêm, lại không rõ ràng thì bói nữa, tự nhiên sẽ linh ứng. Chỉ không thể trong lòng mang hai ba việc muốn xem, thì ý niệm thành chẳng ứng, gấp mà coi thì chẳng linh.

Lại như xem bệnh tật thì ra sao. Một người bị bệnh thì người nào trong nhà cũng có thể thay thế mà xem. Nếu cận bệnh chỉ cần một quẻ Lục xung, hoặc biến Lục xung, hoặc Dụng thần lâm Không, biến Không tất lành. Cửu bệnh mà gặp thế thì khó trị. Lại như phòng tai họa, lo âu mà được Tử Tôn trì Thế thì sấm sét bên mình cũng an ổn".


Khách nói: " Xem chỉ một lần, chẳng dám hai ba, sao lại dám xem liên tiếp ngày này sang ngày khác".

Ta đáp: "Nhân một lời này mà hiểu sai lầm phép bốc, một việc há không thể xem hai ba nơi sao, thế thì xem nhiều lần có hại gì. Với một việc có thể xem liên tiếp, nay coi mai lại coi. Lại có việc xem liên tiếp mấy ngày thì kết quả cùng không thể như ý được. Như xem công danh mà Tử Tôn trì Thế thì trong lòng không vui, muốn cầu được Quan Quỷ trì Thế vì thế bói đến hai ba lần, nhưng ta cũng thấy coi hai ba lần đều thần không ứng. Như có thiếu niên vì công danh mà coi đến bảy lần, trong đó sáu lần Tử Tôn trì Thế, đó là Thần không nản. Hỏi nhiều hỏi mãi mà lại chán sao ? Hỏi nhiều là như cầu tài quẻ đã hiện rõ có tiền, tâm ta đã biết mà lại hỏi nữa thì Thần không cho biết. Lại có việc ta chưa biết thì bảo cho rõ. Như ngày nọ xem cầu tài, được vượng Tài trì Thế, thì ta biết rõ được ngày tháng có tài. Nếu tái chiêm một quẻ thì có hiện ra ngày tháng có tài ấy đâu, nếu trong quẻ lại hiện Thân kim Huynh động thì đoán không được sao ? Kíp đến ngày Thìn được tiền mà ngày Thân lại phá tài. Như vậy ngày Thìn được tiền Thần đã cho biết, hôm khác lại hỏi thì Thần không nói về điều này nữa, mà cho biết ngày Thân phá Tài. Cho nên bói hai ba lần Thần chẳng trách vì việc muốn hỏi quá nhiều.


Ta viết sách truyền bí pháp cho người đời sau, chẳng có phép nào khác phép này cả, là gặp quẻ không đích xác, tâm không được rõ thì xem nhiều lần chẳng ngại. Nếu trong quẻ đã hiện rõ thì không nên xem lại. Đã có quẻ hiện rõ, gặp việc lại xem thì tâm lọan, không thể chất chứa nhiều việc trong lòng, tâm loạn tất chẳng có ý thành, dạy cho người thâm học là bói thì chia ra mà xem, cũng với những kỳ áo ở trong sách , đấy là kinh nghiệm của 40 năm, hết sức trung thực, không rời lí lẽ của các bậc tiên hiền truyền cho lúc ban đầu. Được thông suốt đầu đuôi nên ta truyền lại về sau, mong đoạt được thiên công, biến đổi trời đất, đo lường quỷ thần chẳng gì là khó.


Dã Hạc Lão Nhân



#6 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 04/07/2011 - 10:27

MỤC LỤC


Lới nhà xuất bản………………………………………………………………………………………………
Lời giới thiệu ………………………………………………………………………………………………
Tựa ………………………………………………………………………………………………
Dẫn nhập ……………………………………………………………………………
Chương 1 - Bát quái ……………………………………………………………………………
Chương 2 - 8 cung và 54 quẻ ……………………………………………………………………………
Chương 3 - Dung thần ……………………………………………………………………………
Chương 4 - Ngũ hành ……………………………………………………………………………
Chương 5 - Nguyệt tướng - Nhật thần ……………………………………………………………………………
Chương 6 - Nguyệt phá – Tán động ……………………………………………………………………………
Chương 7 - Lục xung - Lục hợp ……………………………………………………………………………
Chương 8 - Tuần không ……………………………………………………………………………
Chương 9 - Phi phục ……………………………………………………………………………
Chương 10 - Tấn thần – Thoái thần ……………………………………………………………………………
Chương 11 - Biến quái - Biến hào ……………………………………………………………………………
Chương 12 - Tuỳ Quỷ nhập Mộ ……………………………………………………………………………
Chương 13 - Độc phát - Độc tĩnh ……………………………………………………………………………
Chương 14 - Lưỡng hiện ……………………………………………………………………………
Chương 15 - Lục thần ……………………………………………………………………………
Chương 16 - Tăng san Hoàng kim sách và Thiên kim phú ………………………………………………….
Chương 17 - Tổng chú về các thuật ngữ………………………………………………………………
Chương 18 - Tổng chú về ứng kỳ ……………………………………………………………………………
Chương 19 - Thiên thời ……………………………………………………………………………
Chương 20 - Chung thân tài phúc ……………………………………………………………………………
Chương 21 - Chung thân công danh ……………………………………………………………………………
Chương 22 -Thọ nguyên ……………………………………………………………………………
Chương 23 - Xu cát tị hung ……………………………………………………………………………
Chương 24 - Phu phụ ……………………………………………………………………………
Chương 25 - Hôn nhân ……………………………………………………………………………
Chương 26 Gia trạch ……………………………………………………………………………
Chương 27 - Cầu tài ……………………………………………………………………………
Chương 28 - Cầu danh ……………………………………………………………………………
Chương 29 - Tử tự ……………………………………………………………………………
Chương 30 - Huynh đệ ……………………………………………………………………………
Chương 31 - Xuất hành ……………………………………………………………………………
Chương 32 - Mại mãi ……………………………………………………………………………
Chương 33 - Hành nhân ……………………………………………………………………………
Chương 34 - Thai dựng ……………………………………………………………………………
Chương 35 - Phần mộ ……………………………………………………………………………
Chương 36 – Phòng phi tị tụng ……………………………………………………………………………
Chương 37 - Tật bệnh ……………………………………………………………………………
Chương 38 - Quỷ thần ……………………………………………………………………………
Phụ Lục ……………………………………………………………………………
Mục lục ……………………………………………………………………………

Thanked by 1 Member:

#7 vanti67

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 14/07/2011 - 12:46

Xin hỏi anh Maphuong,quyển tăng san bốc dịch, sau nầy có xuất bản thêm một quyển do GIA LINH,CỔ ĐỒ THƯ biên dịch,chú giải.Có đến 136 chương ,không biết anh có so sách là quyển nào chuẩn hơn.
cảm ơn anh.

#8 Lão Nông

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 14/12/2011 - 14:29

Tôi thấy có 1 quyển Tăng san được bày bán phổ biến ở Hà Nội, bìa cứng màu nâu, có khá nhiều lỗi, nếu anh Ma Phương dùng quyển này thì nên lưu ý thêm. Nhũng lỗi này có thể do phần in ấn, sắp chữ mà ra. Chúc anh sớm hoàn thành công trình này.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |