Jump to content

Advertisements




Thiên Phong Cấu

Kinh Dịch

4 replies to this topic

#1 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 07/12/2011 - 09:35

THIÊN PHONG CẤU
天 風 姤


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


姤 序 卦 - Cấu Tự Quái

夬 者 決 也。 決 必 有 所 遇, 故 受 之 以 姤。 姤 者 遇 也。
Quải giả quyết dã. Quyết tất hữu sở ngộ, cố thụ chi dĩ Cấu. Cấu giả ngộ dã.
Quải là quyết đoán (thanh trừ tà ác). Quyết trừ thì ắt có sự gặp gỡ, cho nên kế tiếp Quải là Cấu. Cấu có nghĩa là gặp nhau.

Gió đi dưới trời, dưới trời là muôn vật, gió đi thì không chỗ nào là không qua, không xúc chạm, đây là tượng ngộ (gặp). Một âm mới sinh ở dưới, âm dương gặp nhau, cho nên làm Cấu. Trừ khử điều tệ hại ắt sẽ có sự gặp gỡ vui mừng. Cấu là gặp, là nhu gặp cương.

Thiệu Ung nói: "Quẻ Phục tiếp theo quẻ Bác, đó là minh trị sinh ở loạn. Quẻ Cấu tiếp theo quẻ Quải, đó là loạn sinh ở trị, là thời vậy. Chưa bao giờ có Bác mà chẳng có Phục, chưa bao giờ có Quải mà chẳng có Cấu. Phòng bị việc nên phòng bị, nước nhà đã lớn con cháu đã thịnh, đó là thánh nhân quý ở chỗ còn chưa được như vậy mà đã đề phòng. Đây gọi là đề cương của Dịch vậy".

Thanked by 2 Members:

#2 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 10/12/2011 - 07:30

姤。 女 壯。 勿 用 取 女。
Cấu. Nữ tráng. Vật dụng thủ nữ.
Quẻ Cấu tượng trưng cho sự gặp nhau (tương ngộ), nếu người nữ quá mạnh mẽ cương tráng thì không nên lấy làm vợ.

cấu, tượng trưng cho tương ngộ (gặp nhau). 用 dụng, là công hiệu, hiệu quả, theo Trương Thiện Văn giảng là nghi (nên, thích nghi, thích hợp), như nói vận dụng 運用 là "cố làm cho bằng được" theo với câu nữ tráng, đó là quá sung độ. 取 thủ, là động từ thì nghĩa là chọn, là lấy, cũng hàm nghĩa như chữ thú 娶 là lấy vợ.

Theo Đặng Cầu Bá và Cao Hanh nói về chữ tráng 壯, thì hai ông chú giảng là "bị thương" (tráng, thương dã), mà không phải theo cách giảng truyền thống vẫn hiểu là: "nữ cường tráng"

Quái tượng của quẻ Cấu là một hào âm ở dưới, trên gặp năm hào dương, vì thế mà đặt tên là Cấu, hàm nghĩa chủ yếu là nhu gặp cương, âm gặp dương. Lời quẻ thông qua tượng quẻ, đã chỉ ra rằng: Ở vào thời Ngộ (gặp), âm nhu không thể quá tráng (cường tráng), cũng như người nữ, nếu quá cường tráng, gặp gỡ nam tất quá động, thì không nên lấy làm vợ. Lời quẻ muốn nói tới Đạo của sự tương ngộ, là cần phải ngay chính, không thể trái Lễ, để rồi dẫn tới chỗ loạn bậy.

Chu Dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Trịnh Huyền nói: "Một hào âm thuận thừa năm hào dương, một nữ gặp gỡ năm nam, như vậy là gặp gỡ một cách cẩu thả, phóng túng, trái với lễ giáo chân chính, vì vậy mà gọi là dâm đãng, cho nên không thể lấy làm vợ. Phụ nữ phải có đức đoan trang dịu dàng".

Lời quẻ nói Nữ tráng, vật dụng thủ nữ, tuy chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nhưng lại phản ánh sự cấm đoán, ràng buộc của lễ giáo cổ đại đối với phụ nữ, và đề cao tư tưởng phù dương ức âm, đây là khái niệm nam quyền rất rõ nét.

Thời chuyển giao và lạm quyền, dần dần chiếm được quyền lực. Một âm mới sinh, tưởng như vô hại, dần dần tới thịnh đạt, âm lớn thì dương tiêu, gái mạnh thì trai yếu. Cấu là quẻ có tượng âm tiến dần dần tới đủ mạnh để địch lại dương, khi dương coi thường mà không phòng bị âm. Cho nên, Chu Hi giảng: "Quải đã hết thì làm thuần Càn, là quẻ về tháng Tư. Đến Cấu mới thấy một âm, là quẻ về tháng Năm. Vốn chẳng phải trông mong mà gặp, cũng chẳng phải hẹn mà lại gặp, ngộ gặp như vậy là bất chính. Lại một âm mà ngộ năm dương, thì đức của con gái là bất trinh mà rất mạnh vậy. Nếu tự phối hợp thì rất tai hại cho dương".

#3 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 10/12/2011 - 07:35

彖 曰: 姤, 遇 也, 柔 遇 剛 也。 勿 用 取 女, 不 可 與 長 也。 天 地 相 遇, 品 物 咸 章 也。 剛 遇 中 正, 天 下 大 行 也。 姤 之 時 義 大 矣 哉。
Thoán viết: Cấu, ngộ dã, nhu ngộ cương dã. Vật dụng thú nữ, bất khả dữ trường dã. Thiên địa tương ngộ, phẩm vật hàm chương dã. Cương ngộ trung chính, thiên hạ đại hành dã. Cấu chi thời nghĩa đại hỹ tai.
Cấu, là tương ngộ (gặp nhau, hội ngộ), là âm nhu gặp được dương cương mà tương hợp. Không nên lấy người nữ ấy làm vợ, ý muốn nói: không thể chung sống lâu dài với người nữ có hành vi bất chính. Thiên địa âm dương gặp nhau hội hợp, nhờ đó sự phát triển của các loại sự vật đều sáng đẹp. Cương gặp nhu giữ vững trung chính, thì sự giáo hoá nhân luân trong thiên hạ thông thuận phát triển. Ý nghĩa của thời gặp nhau thật là to lớn biết bao !

Cấu, ngộ dã, nhu ngộ cương dã - câu này nêu tượng một hào Âm ở dưới, gặp năm hào Dương ở trên, nêu lên nghĩa chủ yếu của quẻ này là Nhu ngộ hợp Cương, để giải thích hàm nghĩa về Tên quẻ là Cấu. Vương Bật nói: "Đưa đến với người, tức là nữ gặp nam, là khoẻ quá mức, cho nên không thể lấy được".

Vật dụng thú nữ, bất khả dữ trường dã - câu này nêu việc người nam không thể chung sống lâu dài với người nữ "bất chính", nhằm giải thích ý nghĩa câu vật dụng thủ nữ. Vương Túc nói: "Không thể chọn mà lấy, do người đó không ngay chính, không thể cùng người đó sống lâu dài được".

Thiên địa tương ngộ, phẩm vật hàm chương dã. Cương ngộ trung chính, thiên hạ đại hành dã. Cấu chi thời nghĩa đại hỹ tai - câu này lấy việc trời đất, cương nhu hội ngộ nhau làm ví dụ, để ca ngợi ý nghĩa to lớn của thời tương ngộ, tương hợp của sự vật mà quẻ Cấu đã nêu ra.

Khổng Dĩnh Đạt giảng: "Ở dưới để làm rõ nghĩa chữ ngộ. Quẻ được đặt tên là ngộ, vốn bắt nguồn từ việc một hào âm gặp năm hào dương, cho nên từ ngộ không đẹp. Theo tượng quẻ mà nói, thì không nên dùng ngộ, là vật dụng thú nữ vậy. Do vậy, nghĩa đẹp của ngộ mà Khổng Tử đã đổi lại, là để nói về sự hội ngộ của trời đất là không thể bỏ qua được. Trời đất nếu như có sự khác biệt, không giao ngộ với nhau, thì mọi phẩm vật sẽ không sáng rõ. Như vậy tất phải có hai khí âm dương gặp nhau thì chúng mới hoá sinh được".

Tư Mã Đồng Thuỷ nói: "Đời có trị loạn, người có cùng thông, việc có thành bại, chẳng phải lấy dùng sức mà có thể đến được, cũng không thể lấy số mà cầu được. Duy chỉ có ngộ với không ngộ mà thôi. Đây là nghĩa và thời của Cấu thật là lớn vậy".

#4 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 10/12/2011 - 07:42

là 象 曰: 天 下 有 風, 姤。 后 以 施 命 誥 四 方。
Tượng viết: Thiên hạ hữu phong, Cấu. Hậu dĩ thi mệnh cáo tứ phương.
Dưới trời có gió, tượng trưng cho quẻ Cấu. Nhà vua nhân đó ban mệnh lệnh bố cáo bốn phương.

hậu, ở đây chỉ bậc quân chủ. 誥 cáo, là thể văn, văn tự ngày xưa dùng để răn bảo người khác, sau thì chữ cáo này dùng để chỉ bài văn nhà Vua truyền bảo bề tôi, hàm nghĩa bậc trên bảo cho bậc dưới biết. Ở đây chữ cáo dùng như động từ, có nghĩa là bố cáo, truyền cáo, hiểu dụ.

Dưới trời có Gió đều làm tượng biến khắp mọi vật, là quẻ Cấu, tượng thi phát mệnh lệnh. Gió đi trên đất đụng chạm khắp muôn vật, là quẻ Quan, tượng kinh lịch xem xét. Danh xưng là Tiên vương là người đặt ra phép tắc, dựng nước, định lễ nhạc, xét phương phép, đóng cửa quan, nuôi vật, tế trời đất. Danh xưng là Hậu là người làm thành đạo trời đất, ra mệnh lệnh khắp bốn phương. Cho nên Trương Trung Khê nói: "Gió là hiệu lệnh của trời để cổ vũ muôn vật. Mệnh là hiệu lệnh của Vua để cổ vũ muôn dân".

Lời Đại tượng trước thì nêu rõ tượng quẻ cấu, trên Càn là trời, dưới Tốn là gió, nên tượng nói "dưới trời có gió", dụ ý chỉ gió thổi khắp trời, không vật nào là không gặp, đó chính là tượng trưng cho sự "tương ngộ". Sau đó suy rộng ra ý nghĩa: Bậc quân chủ noi theo tượng này, ban phát mệnh lệnh, truyền cáo bốn phương, mong cầu trên dưới tương ngộ tương hợp.

Chu dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Trác Huyền nói: "Gió thổi khắp gầm trời, không vật gì không được gặp gió, vì thế lấy biểu tượng cho sự gặp gỡ". Xét theo nghĩa của Lời Thoán quẻ Cấu, thì cần phải nhìn từ hướng phản diện, nêu rõ sự gặp nhau bất chính là không đáng để ca ngợi. Vì vậy mới có lời khuyên "không nên lấy người đó làm vợ", đối với Lời Đại tượng, thì lại được xem xét từ mặt chính diện, để suy rộng ra đạo "trên dưới gặp nhau, hợp nhau". Qua đây có thể thấy Lời Kinh vốn cố định, nhưng Lời Thoán Truyện thì có thể giải thích lời Kinh từ những góc độ khác nhau.

#5 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 10/12/2011 - 11:04

系 于 金 梯, 貞 吉, 有 攸 往。有 凶, 羸 豕 孚 躑 躅.
Hệ vu kim thê, trinh cát. Hữu du vãng, kiến hung, luy thỉ phu trịch trục.
Buộc chặt vào cái hãm xe bằng kim khí, giữ vững chính đạo thì được cát tường. Nếu vội vã tiến tới thì sẽ gặp nguy hiểm, như lợn cái quẩn chân nhảy lung tung.

Chu dịch chính nghĩa - Khổng Dĩnh Đạt dẫn lời Mã Dung nói: ", là bộ phận ở dưới xe, hãm không cho xe chuyển động". Cao Hanh giảng là "công cụ dùng để dệt vải lụa, buộc giây ở trên, một đầu móc vào máy dệt, dụng cụ này dân vùng Đông Bắc gọi là náo tử", như vậy thì kim nê là đồ dệt vải lụa bằng đồng. Kinh điển thích văn - Lục Đức Minh chú giải: trịch trục, là "không yên tĩnh".

Theo bản Bạch thư chu dịch - khảo cổ năm 1973 tại khu mộ Hán Văn Đế (166) ở Mã Vương Đôi, thì chữ được viết thay bằng chữ thê, Vu Hào Lượng cho rằng chữ thê dùng làm giả tá cho chữ (bộ 木 mộc, 尸 thi, 匕 chủy)

thê, là nhờ cậy người mà nên việc của mình, nên gọi là thê 梯 , ví như nói thê vinh 梯 荣 là nhờ người mà được vẻ vang.

Kim nê 金 梯 , chữ kim này, còn hàm nghĩa chỉ Tiền, ngày xưa cho tiền vàng là có giá trị nhất, nên tiền tệ đều gọi là Kim, tục gọi một lạng bạc là nhất kim 一 金, Chữ kim còn hàm nghĩa dùng để nói các bậc tôn quý, như nói kim khẩu 金 口 lời vàng ngọc. 羸 luy, là gầy, yếu đuối, giằng co, giật đổ. 豕 thỉ, con lợn. 躑 躅 trịch trục, là luẩn quẩn, dụ ý quẩn chân không đi lên được, để chỉ nói về thể âm của hào Sơ.

Như vậy theo "Bạch Thư Chu Dịch", kết hợp với cách dụng tượng của Lời hào: hào Sơ là Lợn, hào Nhị và Tứ là Cá, ở hào Ngũ là trái Bầu, đều là tượng âm vật ở dưới, thì ta có thể tạm hiểu Lời hào Sơ như sau:

Ngẫu nhiên gặp nhờ người tôn quý mà nên việc của mình, cần phải ngay chính thì mới được tốt lành. Quá vồ vập thân cận thì sẽ nguy hiểm, vì lòng tin sẽ bị suy giảm như con lợn luẩn quẩn không thể đi lên được.

Lời hào thuyết minh về hào Sơ, ở vào thời "ngộ", lấy chất âm ở dưới, xử vào thể "gió lay động", có hình tượng "tự buông thả mình", cầu ngộ với hào Tứ. Nhưng cảnh ngẫu nhiên gặp gỡ này, hào Tứ e rằng cầu ngộ là "tà", nên có tượng như bóp chặt cái phanh, tự yên mà chờ sự ngay chính, nhưng cũng không muốn để mất sự chính ứng mà mong sự cát tường. Hào Sơ nếu cứ "dục tốc" vội tiến, như lợn cái luẩn quẩn chẳng biết đi đường nào cho đúng đạo, tâm không chuyên nhất thì sẽ nguy hiểm. Cho nên, Lời hào ví hào Sơ với tượng "con lợn cái gầy yếu", đây là do căn cứ vào vị thế thấp bé, yếu đuối của hào này, lại thêm: âm chất cưỡi lên ngôi dương, cho nên thể tính nóng vội.

Theo cách chú giải là phanh, thì Vương Bật nói: "Kim là vật cứng rắn, thì chủ về chế ước sự động, đó là nói về hào Tứ. Hào Sơ ở vào lúc khởi đầu của ngộ, lấy một nhu thuận thừa năm cương, thể chất nóng vội, được gặp thì thông, tàn cuộc rồi thì vô chủ, đó là tự buông thả vậy. Vật nhu thì không thể không ràng buộc Đạo thần thiếp, không thể không trung chính. Vì vậy cầu ràng buộc phải chính ứng, thì mới được trinh cát. Nếu không ràng buộc chuyên nhất, mà lại lung tung, thì việc làm như vậy chỉ có nguy hiểm mà thôi. Luy thỉ là con lợn cái. Trong một đàn lợn, con đực khoẻ mà con cái yếu, cho nên gọi là luy thỉ. Phu có nghĩa như vụ tháo (nóng vội). Chất âm mà lại nóng vội, buông thả chạy rông, thì loại lợn cái gầy là hay như vậy nhất. Câu này, trong Lời quẻ muốn nói: Âm chất mà không trinh nhất, không ràng buộc, thì sự xấu xa, dâm uế chẳng khác gì con lợn cái nóng nảy nhảy nhót bứt rứt".

Lời của Vương Bật nói là căn cứ theo Quái từ của quẻ, coi hào Sơ là nữ tráng (nữ cường tráng), đó là nói về tượng "một nữ gặp năm nam". Vì vậy, mới khuyên răn dương cương "chớ lấy người đó làm vợ". Hồ Bính Văn nói: "Lời Thoán nói tổng quát về một quẻ, thì đó là một hào âm đương với năm hào dương, về nữ thì là tráng. Về hào thì là một âm ở dưới năm dương, rất nhỏ bé, vì thế gọi là lợn cái gầy còm. Cường tráng là đáng sợ, gầy yếu cũng không thể coi thường mà bỏ qua".

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |