Jump to content




Advertisements




Bàn về miếu vượng đắc hãm


680 replies to this topic

#1

AnKhoa



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

 

Gửi vào 28/04/2011 - 12:11

Nghiên cứu Tử Vi ai cũng biết đặc điểm của các trạng thái miếu, vượng, đắc, hãm của các sao. Và có nhiều người cho rằng đó chính là nhân tố "quyết định" một sao có thể dụng được ưu điểm của nó hay không, có phát huy nhược điểm của nó hay không, đặc biệt đối với hung sát tinh. Tuy nhiên vẫn còn một số mâu thuẫn trong xác định vị trí miếu vượng đắc hãm của một số sao trong một số cung.

Ví dụ:
- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Tử Tướng tại Thìn, Tuất đều là vượng địa, nhưng Vương Đình Chi lại cho rằng Tử Vi tối kỵ La Võng (Thìn Tuất).
- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Tham Lang tại Dần, Thân là đắc địa, nhưng Vương Đình Chi cho rằng là hãm địa.
- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Thiên Cơ tại Sửu là đắc địa, nhưng Vương Đình Chi cho rằng là hãm địa.
- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Hóa Lộc hãm địa tại Thân, nhưng Vương Đình Chi cho rằng Hóa Lộc hỉ tại Dần Thân.
- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Không Kiếp đắc tại Dần, Thân, Tỵ, Hợi, còn lại là lạc hãm. Vương Đình Chi lại cho rằng: Địa Không miếu tại cung Hỏa, Kim, hãm tại cung Mộc, Thủy, còn Địa Kiếp hỉ cư Thìn Tuất, còn lại đều không tốt.

Trích dẫn

Địa không
Trung thiên, Âm hỏa, Chủ nhiều tai nạn.
Cát thì độ lượng
Hỉ chư cát, hỉ hai hành kim hỏa.Miếu hỏa kim nhị hương
Kị chư hung, chỉ không kị hỏa linh. Hãm tại thủy mộc nhị hương


Địa kiếp
Trung thiên, Dương hỏa, Chủ phá vỡ, mất mát
Hỉ chư cổ, đặc biệt hỉ cư thìn tuất. Các cung còn lại không tốt
Kị chư hung.



Vậy, một câu hỏi đặt ra, liệu miếu vượng đắc hãm có phải là nhân tố quyết định, nhân tố hàng đầu để xem xét? Hay, quan trọng nhất vẫn là sự tương tác giữa các sao?

Mời quý vị chia sẻ kiến giải,
Thân!


Thanked by 1 Member:

#2

abcdef



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 24 Bài viết:
  • 0 thanks

 

Gửi vào 28/04/2011 - 19:05

Vấn đề đắc hãm chỉ đơn giản là vấn đề thêm thắt khi nghiệm lý lại các thông tin đã biết mà thôi. Còn nếu để tự luận giải 1 lá số mà bản thân bạn chưa nắm được trước thông tin thì thực ra là không cần. Cái quan trọng là hình tượng các sao và bộ sao khi kết hợp lại với nhau.

#3

satrungkim



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 15 Bài viết:
  • 4 thanks

 

Gửi vào 22/11/2011 - 14:48

Thiển nghĩ Miếu đắc hay hãm của một sao không phải là nhân tố quyết định. Như AnKhoa đặt vấn đề, quan trọng là sự phối hợp, tương tác giữa các sao. Một chính tinh ở vị trí gọi là miếu vương mà đơn hành độc thủ, thiếu trợ tinh, cát tinh phù hợp đi cùng thì đắc cách không ? Ví dụ ông Tử vi cư ngọ mà " Tử vi vô Phụ Bật đồng hành, vi cô quân, mỹ trung bất túc " thì miếu vượng sao đây!

#4

VuiVui



 

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3795 thanks

 

Gửi vào 22/11/2011 - 17:47

Miếu - Vượng - Đắc - Hãm quan trọng lắm chứ !
Ví như nhật nguyệt phản bối thì khác hẳn với nhật nguyệt tịnh minh, hay nhật tại thìn, nguyệt tại tuất !!! Hay như tử vi tại ngọ, nếu thủ mệnh mà thiếu phụ bật thì cũng vẫn cứ phúc lộc đề đa. Còn tại Tý thì vất vả rồi. Đó chả phải là khác nhau thì là gì ?! Còn khi có cát tinh phụ vào thì nó thành cách cục, nếu chính tinh sáng sủa, thì sự hội tụ cát tinh làm cho đương số thêm xuất sắc, nếu chính tinh hãm, thì sự hội tụ của cát tinh chỉ cứu được phần nào thôi. Chẳng hạn nhật nguyệt phản bối hội tam minh thì cứu đỡ được tai ương họa hại nhỏ, nhưng tai ương lớn, như khi bị Kình hay Đà, Cự hoặc xương khúc tối hãm gây ra thì tam minh cứu làm sao được. Ngược lại, nếu nhật thìn, nguyệt tuất, thì có gặp cái nhóm trên cũng đâu có ngán, chỉ gặp rắc rối, nhưng cũng vượt qua được. Nếu được thêm tam minh hay khôi việt thì đỡ hẳn,
Cho nên, khi luận giải, ngoài tính lý cụ thể, đắc hãm có vai trò quyết định nội dung và kết cục của luận đoán. Song thực tế cho thấy, đắc hãm cũng kéo theo tính lý sao khác nhau nhiều.
Thân ái.

#5

AnKhoa



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

 

Gửi vào 22/11/2011 - 17:56

Liệu có thể nghĩ được rằng chính tinh là Thể, phụ tinh tứ hóa là Dụng.
Chính tinh miếu hãm cho thấy cái lực của chính tinh
Phụ tinh tứ hóa cho thấy cái lực đó có được phát huy, ứng dụng cụ thể không

Lực mạnh thì gặp hung sát tinh khả dĩ có thể chống đỡ
Hung ác sát tinh, vai trò miếu hãm càng thể hiện rõ rệt

Thân!

Thanked by 2 Members:

#6

Thanh.Long



 

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1444 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

 

Gửi vào 22/11/2011 - 17:58

xem số mấy ông lớn cũng đâu có bao nhiêu người miếu vượng đâu , vậy là hãm địa chỉ là khó khăn thôi

Thanked by 1 Member:

#7

Mr.Anh



 

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 883 Bài viết:
  • 1386 thanks
  • LocationA GROUP

 

Gửi vào 22/11/2011 - 22:03

Miếu vượng đắc hãm của sao chỉ là nói nên cái kết cục cuối cùng, thực tế khi xét số, miếu vượng đắc hãm chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong giải đoán mà thôi. Cứ nhìn vào đắc hãm, tinh đẩu, cách cục nên khi giải đoán, số thì đúng, số thì sai, thành ra gọt cho vừa, hoặc hỏi dò đường để gọt cho trúng, nhưng nếu cách cục đó áp cho lá số khác thì sai bét là vậy. Với tối sự đắc hãm chỉ là yếu tố xét đoán cuối cùng nhất.

Thanked by 2 Members:

#8

NgoaLong



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

 

Gửi vào 22/11/2011 - 22:24

- Chính tinh miếu vượng đương nhiên là tốt hơn hãm.

- Chính tinh hãm nhưng được Hóa (nhất là Quyền, Lộc) thì rất tốt. Lực mạnh nhẹ thì còn tùy vào chính tinh và cách cục tạo thành. Thông thường thì ngon hơn chính tinh sáng sủa mà không có Hóa. Cũng nên để ý rằng đó là nói về các cách như Sát Phá Liêm Tham, Cơ Nguyệt Đồng Lương, hoặc xa hơn là Cự Nhật, chứ không có cách Tử Phủ Vũ Tướng, vì TPVT chỉ thành cách khi ở cung Dương và tại đây đều sáng sủa, còn khi sang cung âm thì thành cách Sát Phá Liêm Tham.

- Sau đó rồi mới đến tá tinh, trợ tinh (Tả Hữu, Khôi Việt, Xương Khúc, Lộc Mã), trung tinh ...

Nhiều khi cũng không cần để ý đến sự đắc hãm lắm (đắc địa với hãm địa không khác biệt gì lắm, nhưng miếu vượng với hãm thì đương nhiên khác biệt cũng lớn), chỉ cần đánh giá đại khái là được rồi. Như Cơ tại Mùi dù là hãm hay đắc thì cũng vậy, qua cân nhắc và xác định cách cục thấy Cơ tại Mùi thì Cự tại Hợi và Đồng tại Mão thì cách cục hơi rời rạc, ở đây nếu không được trung cát tinh, nhất là lực của Hóa thì hơi bày nhày (cũng có sự khác biệt khi mệnh xoay 1 trong 3 cung).

Sửa bởi NgoaLong: 22/11/2011 - 22:28


Thanked by 3 Members:

#9

AnKhoa



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

 

Gửi vào 22/11/2011 - 22:40

 NgoaLong, on 22/11/2011 - 22:24, said:

- Chính tinh hãm nhưng được Hóa (nhất là Quyền, Lộc) thì rất tốt. Lực mạnh nhẹ thì còn tùy vào chính tinh và cách cục tạo thành. Thông thường thì ngon hơn chính tinh sáng sủa mà không có Hóa.

Có 2 vấn đề muốn bàn cũng anh NgoaLong:

- Phủ, Tướng, Sát không bao giờ hóa, vậy liệu có thể so sánh việc "Chính tinh hãm được hóa và chính tinh sáng không hóa" ?

- Khi một chính tinh ở vị trí miếu vượng thì thường tam phương tứ chính các chính tinh khác cũng ở vị trí tốt. Ví dụ Phá Quân Tý Ngọ nhập miếu, tam phương cũng là Thất Sát & Tham Lang miếu, đối cung là Liêm Tướng miếu vượng. Như vậy, bản thân ở đây đã bao gồm cả cách cục lớn, cách cục Sát Phá Tham. Đó là cái khung vững chắc rồi, lực đã đủ xem mạnh hay nhẹ ? ( Tất nhiên lúc này thêm cát tinh cát hóa sẽ tốt hơn )

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 22/11/2011 - 22:45


Thanked by 1 Member:

#10

AnKhoa



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

 

Gửi vào 22/11/2011 - 22:50

Bản thân AnKhoa tham khảo thì thấy việc định vị miếu vượng đắc hãm của một số sách tiếng Trung khác khá nhiều so với tài liệu của các cụ nhà ta. Việc này là bình thường hay bất thường. Phải chăng bản thân cái ý nghĩa của "miếu vượng đắc hãm" của Ta với Trung Hoa đã có những quan niệm khác nhau.

Ví dụ:

........................................... Tài liệu Việt .......................Tài liệu Trung
Thất Sát tại Thìn Tuất ............ hãm .................................... miếu
Tham Lang tại Ngọ ................. hãm .................................... vượng
Tử Vi tại Mùi ........................... đắc .................................... miếu
Tử Vi tại Mão .......................... hãm .................................... vượng

Ngoài ra còn nhiều sự khác biệt khá rõ nét nữa.
Với vài trường hợp thế này, việc là hãm hay miếu vượng ảnh hưởng khá lớn tới việc luận đoán.

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 22/11/2011 - 22:57


Thanked by 1 Member:

#11

hanlap



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 4 thanks

 

Gửi vào 22/11/2011 - 23:01

Về quan điểm Miễu Vượng Đắc Hãm tôi nghĩ nên xem cách lý giải trong Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học theo tôi là có thể chấp nhận được
Ví dụ Thiên Cơ ở Sửu Mùi là vị trí trong bố cục Tử Phủ Dần Thân mà Thiên Cơ thì luôn chống đối Thiên Tướng vì luôn ở vị trí lục hại, mà trong bố cục này bộ TPVT cực khỏe nên Thiên Cơ phải Yếu là đúng thôi.

#12

NgoaLong



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

 

Gửi vào 22/11/2011 - 23:24

AnKhoa said:

- Phủ, Tướng, Sát không bao giờ hóa, vậy liệu có thể so sánh việc "Chính tinh hãm được hóa và chính tinh sáng không hóa" ?

1. Về Phủ Tướng khi đi với Tử Vi thì thuộc cách TPVT nên không phải bàn. Khi nó đứng riêng rẽ thì thuộc cách Phủ Tướng, đây cũng là cách khá giả, dễ cầu công danh và cơm no áo ấm. Cách này không có sự khác biệt giữa miếu vượng và hãm (cũng như cách TPVT) (chỉ phân biệt 1 tí về thế đứng thôi, ở cách cục Liêm Tham xung thì kém hơn), và cũng không có Hóa thành thử không phải phân biệt. Còn so với các cách cục khác thì dù không Hóa, nhưng cách này khá tốt khi hội với Lộc Tồn (Tướng Ấn) và Tả Hữu, xa hơn là Xương Khúc). Cách cục Phủ Tướng kiểu nó ít dao động (range), ở khoảng giữa. Còn cách cục khác (như CNDL, SPLT), dưới thì có thể thấp hơn, nhưng nếu tốt thì có thể lên cao hơn, và đồng thời biến động hơn.

- Sát thì nó đi cùng với Phá Tham và Liêm Tử Vũ thành thử dù nó không hóa nhưng có cộng hưởng từ cách cục SPT và SPLT.

AnKhoa said:

- Khi một chính tinh ở vị trí miếu vượng thì thường tam phương tứ chính các chính tinh khác cũng ở vị trí tốt. Ví dụ Phá Quân Tý Ngọ nhập miếu, tam phương cũng là Thất Sát & Tham Lang miếu, đối cung là Liêm Tướng miếu vượng. Như vậy, bản thân ở đây đã bao gồm cả cách cục lớn, cách cục Sát Phá Tham. Đó là cái khung vững chắc rồi, lực đã đủ xem mạnh hay nhẹ ? ( Tất nhiên lúc này thêm cát tinh cát hóa sẽ tốt hơn )

ừa, vừa rồi NL thiếu về phần Sát Phá Tham miếu địa. Nó 1 phần cũng như cách TPVT, khi ở cung Dương thì thuộc cách SPT, ở cung âm thì cách SPLT. Riêng về bộ TPVT và SPT miếu vượng thì lực rất mạnh, SPT có phần trội hơn nữa là khác, vì nó là võ cách, mạnh mẽ, chịu được gian lao, chịu tôi luyện, xông pha mà.

Nói về Sát Phá Tham cũng phân ra thành 3 thế:

- Sát tại Dần Thân, Phá tại Tí Ngo, Tham tại Thìn Tuất
- Sát tại Ngọ Tí, Phá tại Thìn Tuất, Tham tại Dần Thân
- Sát tại Thìn Tuất, Phá tại Dần Thân, Tham tại Tí Ngọ

Trong 3 thế này thì thế đầu là ngon nhất. Thế 2 thì nhì. Đó là về ngon, cũng như nói về lực.

PS: Về miếu vượng đắc hãm, ở tài liệu Trung 1 phần là dựa theo "Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư". Cuốn này hình như hơi giản lược và lờ mờ, cũng thiếu sót nữa.

Sửa bởi NgoaLong: 22/11/2011 - 23:40


Thanked by 3 Members:

#13

VuiVui



 

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3795 thanks

 

Gửi vào 23/11/2011 - 04:56

 AnKhoa, on 28/04/2011 - 12:11, said:

Nghiên cứu Tử Vi ai cũng biết đặc điểm của các trạng thái miếu, vượng, đắc, hãm của các sao. Và có nhiều người cho rằng đó chính là nhân tố "quyết định" một sao có thể dụng được ưu điểm của nó hay không, có phát huy nhược điểm của nó hay không, đặc biệt đối với hung sát tinh. Tuy nhiên vẫn còn một số mâu thuẫn trong xác định vị trí miếu vượng đắc hãm của một số sao trong một số cung.

Ví dụ:
- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Tử Tướng tại Thìn, Tuất đều là vượng địa, nhưng Vương Đình Chi lại cho rằng Tử Vi tối kỵ La Võng (Thìn Tuất).

- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Tham Lang tại Dần, Thân là đắc địa, nhưng Vương Đình Chi cho rằng là hãm địa.
- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Thiên Cơ tại Sửu là đắc địa, nhưng Vương Đình Chi cho rằng là hãm địa.

- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Hóa Lộc hãm địa tại Thân, nhưng Vương Đình Chi cho rằng Hóa Lộc hỉ tại Dần Thân.
- Cụ Thái Thứ Lang cho rằng Không Kiếp đắc tại Dần, Thân, Tỵ, Hợi, còn lại là lạc hãm. Vương Đình Chi lại cho rằng: Địa Không miếu tại cung Hỏa, Kim, hãm tại cung Mộc, Thủy, còn Địa Kiếp hỉ cư Thìn Tuất, còn lại đều không tốt.



[font="Verdana"]Vậy, một câu hỏi đặt ra, liệu miếu vượng đắc hãm có phải là nhân tố quyết định, nhân tố hàng đầu để xem xét? Hay, quan trọng nhất vẫn là sự tương tác giữa các sao?

Mời quý vị chia sẻ kiến giải,
Thân!


Sự khác nhau trong phân định miếu - vượng - đắc - hãm đối với nhiều tử vi gia có nhiều nguyên nhân. Nhưng có thể lược kê vài nguyên nhân cơ bản, như sau:
- Do cách hiểu bản chất và nguồn gốc tinh đẩu khác nhau nên có những lượng định và quy nạp về tính lý khác nhau.
- Do phương pháp giải đoán khác nhau và khả năng nghiệm lý khác nhau, nên suy ra những giá trị miếu hãm khác nhau, thậm chí tính lý cũng khác nhau.
Cho nên có thể nhìn nhận vấn đề thế này.
Bởi tính tiệm cận khoa học của tử vi là một nhu cầu tự thân, đồng thời những phương pháp nghiên cứu và giải đoán tử vi cũng mang hơi hướng của những lập luận và cơ sở khoa học, nên sự đòi hỏi về tính thống nhất là những yêu cầu bức thiết, mà trong đó sự thống nhất về giá trị miếu hãm của tinh đẩu thể hiện rõ rệt, nhưng lại hỗn loạn nhất. Muốn giải quyết - đơn cử như chuyện miếu hãm - dù đơn giản nhất, cũng phải giải quyết về bản chất và nguồn gốc tinh đẩu. Một khi điều này được giải quyết, thì tự nhiên phương pháp giải đoán và nghiệm lý sẽ phải tuân theo những đòi hỏi của điều kiện trên. Còn khi điều đó chưa giải quyết được thì phương pháp cũng như sự nghiệm lý, nhẹ thì bị ngộ nhận là cơ sở để xác minh gia strij miếu hãm, nặng thì bị đảo lộn, coi đó là yếu tố quan trọng nhất để định giá trị miếu hãm. Phương pháp giải đoán, cũng theo đó mà được suy tôn làm cơ sở định giá trị miếu hãm của tinh đẩu. ít nhất, trong trạng huống hiện nay thì đại đa số vẫn xem như thế là tự nhiên. Chính vì thế, sự khác nhau về giá trị miếu hãm khác nhau đối với mỗi tử vi gia khác nhau.
Tôi, trên cơ sở từ lý thuyết về bản chất và nguồn gốc các tinh đẩu của tử vi, có thể nêu một số điểm như sau.
Như nói địa không là âm hỏa, địa kiếp là dương hỏa, có lẽ tác giả của luận đề này cho rằng vì địa kiếp an theo chiều thuận và địa không an theo chiều ngược đến giờ sinh, nên nói địa kiếp dương, địa không âm, hành hỏa nên là dương hỏa và âm hỏa vậy.
Thực ra điều này không đúng với bản chất thực của kiếp - không. Thực ra phải nói địa không dương hỏa, địa kiếp âm hỏa.
Hay như VDC cho rằng tử vi tối kỵ la võng. Thực thì không đúng. Nên nếu vậy để mà kết luận tử tướng tại thìn tuất - luôn dính la võng ngược với cụ TTL thì khi vào thực tiễn giải đoán, tất đưa đến những phép giải đoán phải khác nhau. Thực ra, tử tướng tại thìn tuất, dẫu gặp la võng vẫn cứ vượng địa như thường. Bởi vì tử vi không ngại la võng. Nhưng liêm phủ thì có ngại la võng, không phải là do thiên phủ ngại la võng, mà chính là do liêm ngại. Liêm trinh gặp la võng thì chậm lụt. Khó phát triển, thậm chí dễ bị họa ngục tù. Nhưng được thiên phủ hội họp thì gỡ lại, nên chỉ khó, gian nan buổi đầu, sau vẫn hanh thông và thành tựu.
Hay như tham lang tại dần thân. Đắc địa là đúng, chứ nói hãm thì không đúng, Điều này sẽ phân biệt rất rõ khi được cát hóa. Tham tại dần thân được cát hóa, nếu xem Tham là đắc địa thì khác hẳn với việc xem tham là hãm địa. Bởi theo đúng bản chất miếu hãm. Hễ sáng sủa thì không tự mình gây họa, chỉ gặp họa khi bị xung phá bởi hung sát tinh, hoặc có sự tham gia của các sao hãm. Còn hãm địa có bản chất tự mình gây họa, nên khi gặp họa tại vận nào đó, dù thấy cát tinh, không đủ sức cứu giải, vẫn gặp họa như thường. Trong khi đó, nếu là đắc địa, thì có gặp hung sát tinh yếu, họa vẫn có thể giải và vượt qua. nên nói, khác nhau miếu hãm là rất lớn vậy.
Chẳng hạn như vậy.
Tóm lại, định miếu hãm, hiện phổ biến trên cơ sở nghiệm lý, mà vốn phương pháp giải đoán đã không thống nhất, thì đương nhiên, sau khi nghiệm lý, giá trị miếu hãm sẽ bị định giá khác nhau vậy.
Nhưng có thể nói, khi luận đoán càng tinh vi, cụ thể, thì sự nghiệm lý có độ tin cậy cao hơn.
Thân ái.

Sửa bởi vuivui: 23/11/2011 - 05:00


Thanked by 7 Members:

#14

HoaCai01



 

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1064 Bài viết:
  • 2982 thanks

 

Gửi vào 23/11/2011 - 05:55

Vương Đình Chi lại cho rằng Tử Vi tối kỵ La Võng (Thìn Tuất).

Mang danh tổ sư 1 tông phái, cớ sao lại kết luận 1 cách thiên lệch thậm chí sai lạc ? Phải chăng người đời sau chép lại đã không ghi thêm các lời bình của Vuơng làm sáng tỏ nội vụ.

Theo lời bàn của cụ Thiên Luơng: vua (Tử Vi) cùng chống lưng với cận tướng trong chiến hào (La Võng) tức hoàn cảnh có phần gò bó uy hiếp thân phận vốn cao sang quyền quí của vua sao lại phải để hoàng bào lấm lem (phần sau của câu này do tôi bình thêm).

Hai lá số có dịp thân cận - Một tuổi Nhâm Thìn và một của Mậu Tí - hai người đều ôm vòng Thái Tuế .


Nhâm Thìn gốc quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt được vinh danh qua câu "An Lộc địa, Biệt Cách Dù sử ghi chiến tích".

Ma^.u Tí, có Hoa Cái nên thích đọc sách, chữ nghĩa khoe cả bồ chữ góp lại như nhà sách Khai Trí năm xưa tại Sài Gòn . Trúng Địa Kiếp DDa` La nên Hoa Cái trở thành dỏm dáng kịch cởm, chữ nghĩa lung tung như tuồng dốt mà khoe chữ, ha`nh vi mo+` mo+` a?o a?o .

Tha^n phận Tử Tướng cũng le lói như ai, cả hai đều vinh vang xưng danh vì chính nghĩa (Nhâm Thìn gốc lính nên chống độc tài đảng trị) hay nhu+ Mau Ty' vì văn hóa kiến thức cần truyền bá tận tới 1 Chân Trời Mới (ảnh hưởng của Hoa Cái).

La' số thành danh phi thường cách Tân Mão, Tử Tướng cư Thìn đã đi vào thiên cổ với nhiều vết nhem trong lịch sử vì tư cách nghịch bạo gian hùng của bộ Phá Kình thủ Thân, hung ác gian hiểm chỉ vì La Võng khí âm u nơi mộ địa chuông gọi hồn ai .

Ro^`i lại thấy 1 Canh Ngọ sinh 1990 có cả Tướng Quân sánh đôi cùng Thiên Tướng tại Thìn rất nghiêm nghị với ý chí mạnh mẽ cho dù là nữ nhân nhưng tư cách đủ làm nam nhân bình thường phải de lui vì thần khí uy lực của Tử Vi trang trọng và Thiên Tướng trọng sĩ diện làm 1 bậc luơng đống bảo vệ triều can .

So sánh 4 lá số Tử Tướng cư Thìn ghi ra phía trên, dĩ nhiên lá số Tân Mão oanh liệt nhất, có vẽ hào hùng nhất cũng đầy ma quái, không thật sự là 1 lãnh tụ như cố chí sĩ họ Ngô liêm khiết, không tham dâm, không tai quái, còn 3 lá số còn lại cũng có nhiều nhiều điểm hay, không phải là 1 loại tầm thường vì Tử Tướng là vai lớn đâu phải là hạng thường dân tầm phào .

Va^.y nói rằng Tử Tướng gặp La Võng là tối kỵ là kỵ ra làm sao . Riêng tôi từng thấy Tuo"ng đụng nhầm Tuần là kể như cờ soái bị gẫy, nói chi đến hoàng bào của vua coi chừng bị xé tét ra nhiều mãnh, chỉ còn cái quần lót che lưng cho chúa mà thôi .

Sửa bởi ThienPhucThienQuan: 23/11/2011 - 06:08


Thanked by 7 Members:

#15

ChanhAnQuan



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

 

Gửi vào 23/11/2011 - 07:46

Sở dĩ vấn đề miếu vượng đắc hãm của các tinh đẩu ít được chú trọng là vì đây là một đề tài rất khó nên giới nghiên cứu và viết sách về TV
thường lảng tránh đề cập đến vấn đề này và tìm cách khỏa lấp chỗ trống này bằng cách xác định tính tốt xấu thông qua tổ hợp các tinh đẩu
thường được biết đến với tên gọi là cách cục. Do đó người đọc, hay học lâu dần cho rằng đặc tính miếu vượng đắc hãm của các tinh đẩu là hàng thứ yếu,
hay bỏ qua không cần xét đến. Mà nếu có xem xét đến khía cạnh này thì cũng đầy rẫy các mâu thuẫn ghi trong các sách TV, sách này cho là miếu,
sách khác lại bảo là hãm, không biết đường nào mà lần, và nếu người đọc, hay học có quyết tâm đi tìm thì giải pháp cuối cùng vẫn là dựa vào
thực tế để nghiệm lý, thế nhưng điều nguy hiểm trong giải pháp dựa vào thực tế để nghiệm lý thì vô vàn nếu nói ra thì chắc chắn sẽ dẫn đến đụng
chạm cái TôI, chẳng dễ gì chấp nhận. Do vậy người viết không muốn đề cập đến cái mớ bòng bong này.
Bước khởi đầu luôn luôn là quan trọng, HãY QUAY LẠI TìM HIỂU CáC AN SAO.
Brokenhearts.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |