←  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Nháy mắt trái liên tục

maiha301's Photo maiha301 13/11/2013

Chào các bác!
Cháu bị nháy mắt trái liên tục 4 đến 5 ngày hôm nay rồi,nháy nhiều rất là khó chịu, không biết là điềm gì, mong các bác lý giải giúp cháu ạ!
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 13/11/2013

Về máy động cơ thể, trong lục nhâm cũng có cách đoán. Tuy nhiên phải biết lúc máy động (ví dụ như nháy mắt) là vào giờ nào, và người có máy động đó nam hay nữ, bao nhiêu tuổi (âm).
Trích dẫn

CopyPaste's Photo CopyPaste 13/11/2013

Máy mắt ít và thoảng qua thì thường có tin vui, lộc lá. Mắt trái từ nam giới đưa đến, ưu tiên người thân cận như bố, ông, anh..., mắt phải từ nữ giới.

Máy mắt kèm theo lòng trắng mắt có nổi mao mạch màu đỏ (dân gian gọi là tia máu) thì mồ mả thường động, tức là mồ mả nhà mình bị chuột đào, trâu bò giẫm, bên cạnh mộ nhà mình họ đào huyệt nhà họ... Nên kiểm tra nếu bị thì làm cái thủ tục hàn long mạch.

Máy mắt liên tục kéo dài để ý xem có kèm theo méo mồm, liệt lưỡi không? Chụm mồm huýt sáo thổi lửa soi gương nhìn thấy lệch, ăn uống không gọn rơi rớt thức ăn... đó là dấu hiệu của liệt VII ngoại biên do virus, giao mùa chớm lạnh rất hay bị.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây máy mắt kéo dài đến khó chịu như vậy, cần thăm khám chuyên khoa thần kinh mới rõ.

Có thể độn Lục Nhâm như bê tông tươi VN cũng đoán được là điềm gì !
Sửa bởi CopyPaste: 13/11/2013 - 20:20
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 13/11/2013

Lục nhâm là một thuật dùng để chiêm nghiệm, VN là người dùng thuật đó nhưng chưa chắc đã coi ra được cái gì.
Trích dẫn

maiha301's Photo maiha301 13/11/2013

Cảm ơn các bác!
Cháu là nữ giới, tuổi âm là 24.
Cháu bị nháy mắt liên tục trong nhiều ngày, lúc nhiều lúc ít ạ, chủ yếu là nháy vào đầu giờ trưa và chiều tối là nhiều ạ, còn thời gian còn lại trong ngày thì mắt cháu vẫn nháy nhưng nháy ít hơn thôi ạ.
các bác cho cháu xin ý kiến ạ!
Trích dẫn

mrtruong117's Photo mrtruong117 14/11/2013

Đôi khi mắt bạn bị nháy hay giật, có thể không thường xuyên và không gây hại, nhưng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một số nguyên nhân lý giải hiện tượng này.

Căng thẳng

Tiến sỹ Monica L. Monica tại Học viện Nhãn khoa Mỹ cho biết: “Hiện tượng mắt bị nháy hay co giật kéo dài trong nhiều ngày hoặc hàng tuần có thể báo hiệu bạn đang căng thẳng, áp lực và không thể ngủ ngon. Tình hình trở nên khả quan khi bạn có các biện pháp xả stress hay hoạt động giúp tâm trạng thoải mái hơn."

Caffeine hoặc rượu

Chất kích thích như caffeine hay rượu có thể khiến mắt bị giật, đặc biệt nếu bạn uống nhiều và thường xuyên. Cố gắng không uống quá một tách càphê mỗi ngày. Dùng các thức uống thay thế lành mạnh sẽ giúp bạn không phải chịu đựng điều phiền toái này nữa.

Cơ thể thiếu hụt khoáng chất

Sự thiếu hụt magiê ảnh hưởng đến quá trình cân bằng dinh dưỡng và có thể gây ra hiện tượng mắt bị co giật.

Một xét nghiệm máu sẽ chỉ ra mức độ magiê trong cơ thể bạn và nếu thiếu, bạn nên thay đổi bằng chế độ ăn uống bổ sung thực phẩm giàu magiê như rau bina, quả hạnh nhân, bột yến mạch hay thuốc bổ cung cấp magie.

Mắt bị khô

Hiện tượng mắt bị co giật cũng có thể cảnh báo mắt bạn đang bị khô do lão hóa, dùng kính áp tròng không thích hợp hoặc do tác dụng phụ của thuốc đặc trị… Bất kỳ nguyên nhân nào bạn cũng cần đến bác sỹ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Căng mắt

Mắt bị co giật có thể do bạn đã căng mắt, khiến mắt bị mỏi trong các trường hợp như bạn không đeo kính râm bảo vệ mắt khi đi ngoài trời nắng, mang kính mắt sai đơn thuốc, nhìn chằm chằm vào máy tính hay sử dụng điện thoại, máy tính quá lâu mà quên cho mắt nghỉ ngơi hay thư giãn.

Thói quen nghiến răng hoặc mài răng

Nhiều người có hành động cắn chặt hàm răng, nghiến hoặc mài răng trong khi ngủ mà không hay biết, đây là một trong số các nguyên nhân khiến mắt bạn bị nháy hay co giật. Bạn có thể đến nha sỹ để có các dụng cụ bảo vệ răng trong khi ngủ cùng biện pháp điều trị thích hợp của nha sỹ.

Một số nguyên nhân khác

Đôi khi mắt co giật là dấu hiệu cảnh báo của chứng bệnh như hạ đường huyết, bệnh parkinson, hội chứng Tourette và rối loạn các chức năng thần kinh. Nếu còn đi kèm một số triệu chứng đáng lo ngại khác, bạn nên đi khám và xin tư vấn bác sỹ ngay lập tức./.
Trích dẫn